Tọa lạc tại khu vực Trung Âu và không giáp biển, Cộng hòa Séc vẫn giữ cho mình một sức hút hết sức riêng biệt. Tiếp giáp với Ba Lan, Đức, Áo và Slovakia, quốc gia này được hưởng rất nhiều những nét văn hóa đặc sắc để làm nên một nền văn hóa đặc trưng tại Séc.

 

Về văn hóa ứng xử


Nếu hầu hết các quốc gia phương Đông coi ly trà là sự tiếp khách trân trọng và lịch sự nhất thì trong văn hóa Cộng hòa Séc, bạn sẽ nhận được một sự chào đón thân thiện bằng một ly bia Pilsner ngay cả khi bạn không yêu cầu. Và tất nhiên, để thể hiện sự thiện chí với lời chào ấy thì bạn nhất định phải uống hết nó đấy nhé.

 

Còn nếu bạn được mời đến nhà của một ai đó làm khách thì bạn nhất định phải để giày ở bên ngoài cửa. Vì trong quan niệm của người Séc: bên ngoài bẩn, bên trong sạch, nên việc đem những thứ bên ngoài vào trong nhà thì thật là bất lịch sự. Yên tâm là gia chủ cũng luôn chuẩn bị sẵn cho khách một đôi dép đi trong nhà đấy.

 

Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống cùng một người Séc, bạn không nên thảo luận về chuyện làm ăn, vì họ luôn tách biệt chuyện kinh doanh và cuộc sống cá nhân. Hãy đứng cho đến khi bạn được mời ngồi xuống và đừng ăn trước khi gia chủ bắt đầu.

 

 

Về văn hóa ẩm thực 

 

Séc có thể nói là một quốc giá có chế độ ăn uống khá "nặng nề", vì hầu hết họ tập trung vào thịt, khoai tây, tinh bột, cùng một lượng lớn chất béo động vật, bơ và kem. Trong đó, các loại thịt chủ yếu là: thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm và nội tạng như gan, thận, óc. 

văn hóa ẩm thực của người Séc mới có sự thay đổi rõ rệt, trở nên heathy hơn. Điển hình là việc họ sử dụng nhiều rau tươi hơn, đồng thời chất béo thực vật, dầu và bơ thực vật đang dần thay thế mỡ động vật.

 

Một nét văn hóa Cộng hòa Séc khá ấn tượng khác là người Séc luôn thích đồ ngọt. Vì thế, thay vì sử dụng bánh bao nhân thịt mặn thì bánh bao trái cây (được làm bằng mận hoặc mơ bảo quản vào mùa đông), ăn kèm với pho mát nông dân bào và vụn bánh mì phết bơ nâu, rắc đường lên trên lại trở nên phổ biến hơn cả.

 

Đó cũng là lý do tại sao nền ẩm thực ở Séc lại xuất hiện nhiều loại loại bánh nướng ngọt phổ biến như: buchty - bánh men nhỏ hình chữ nhật có nhân mứt; koláče - bánh mì có nhân hạt anh túc, mứt mận hoặc pho mát ngọt, hay bánh kếp mỏng phết mứt và phủ đường bột...đến như vậy.


Vào các dịp lễ quan trọng thì thực đơn điển hình sẽ là: svíčková - thịt bò phi lê ướp giấm, tẩm gia vị và nướng, ăn kèm với nước sốt kem chua đậm đà và hầu như luôn đi kèm với bánh bao. Ngoài ra còn có vịt quay, thịt lợn hoặc ngỗng với bánh bao và dưa cải chua. Còn vào đêm Giáng sinh thì gần như cả nước sẽ ăn món cá chép tẩm bột rán truyền thống, và món gà tây nướng.

 

Còn đồ uống được yêu chuộng nhất ở quốc gia này là bia (pivo) và một số loại rượu nội địa ngon được sản xuất ở Moravia như rượu mận slivovice (slivovitz), vì chúng vừa có vị ngọt như nước hoa quả lại vừa có chút cay cay kích thích vị giác. Đây quả là một bản sắc văn hóa thú vị của Cộng hòa Séc phải không nào?

 

 

Về văn hóa gia đình

 

Nếu như các gia đình ở Việt Nam thường gồm 3 thế hệ là ông - bà, bố - mẹ và con thì trong phong tục văn hóa Cộng hòa Séc, đơn vị gia đình phổ biến là gia dình hạt nhân, tức là chỉ có 2 thế hệ là bố mẹ và con cái mà thôi. Bởi các cặp đôi trẻ khi lập gia đình thì thường thích sống tách biệt với gia đình của họ.

 

Nhất là đối với những người Séc ở thành thị, thân nhân lại càng trở nên ít ỏi và xa lạ, tiêu biểu là những người họ hàng như: cô, dì, chú, bác...chỉ có thể gặp trong những dịp đặc biệt như đám cưới và đám tang. Điều này dẫn đến việc người Séc khá kín đáo, sống nội tâm và khá giữ khoảng cách với mọi người.

 

 

Về văn hóa tôn giáo

 

Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, văn hóa tôn giáo ở Cộng hòa Séc cũng rất đa dạng, với 40% số người theo Công giáo La Mã, 4 đến 5% lượng người theo đạo Tin lành, đạo Chính thống là 1%, còn lại là những người theo thuyết vô thần, tức họ chẳng có một đức tin nào ngoài khoa học và bản thân hết, và đó cũng là cách sống của phần đông dân số trên thế giới hiện nay.

 

 

Về văn hóa kiến trúc

 

Kiến trúc bằng đá ở vùng đất Séc có niên đại từ nửa sau của thế kỷ thứ IX, đến thế kỷ thứ XIII thì phong cách Romanesque đã được thay thế bởi Gothic và đạt đến đỉnh cao trong các triều đại của Charles IV (1346–1378) và con trai của ông là Václav IV (1378–1419). 

 

Minh chứng rõ rệt nhất cho điều này là ở thành phố Prague có hàng nghìn di tích kiến trúc và nghệ thuật thuộc mọi phong cách và nhuốm màu sắc cổ kính, trầm mặc.

 

Ngoài ra, hội họa và điêu khắc trong văn hóa Séc cũng có lịch sử khá lâu đời như: các tác phẩm của Theodorik, họa sĩ triều đình Charles IV, cho đến các phong cách hậu hiện đại mới nhất. 

 

Các nghệ sĩ tiêu biểu có thể kể đến là: Mucha - một trong những người sáng lập ra nghệ thuật áp phích hiện đại, František Kupka (1871–1957) - người đi tiên phong trong nghệ thuật trừu tượng và Josef Václav Myslbek (1848–1922) - một đại diện của chủ nghĩa hiện thực hoành tráng được thể hiện qua bức tượng Thánh Wenceslas ở quảng trường chính của Praha.

 

 

Về văn hóa âm nhạc


Ở Cộng hòa Séc, âm nhạc là nghệ thuật phổ biến nhất, cũng như nổi tiếng với cả phần còn lại của thế giới. Có một câu nói cổ rất hay là "Co Čech, to muzikant" tức "Mỗi người Séc là một nhạc sĩ" chính là một cách mô tả rất cô đọng về nét văn hóa ấn tượng của Séc này. 

 

Tại Séc, loại hình âm nhạc được nghe nhiều nhất là các vở opera, với các tác phẩm tiêu biểu là: Đất nước tôi (Má vlast), Cô dâu bị trả giá (Prodaná nevěsta), Mười sáu điệu múa Slavonic (Slovanskétance) và Bản giao hưởng số 9.


Tình yêu với âm nhạc ở quốc gia này còn lớn đến nỗi, vào tháng 5 hàng năm, người ta còn tổ chức cả ễ hội âm nhạc được gọi là Mùa xuân Praha - một trong các lễ hội quan trọng ở Cộng hòa Séc, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và hàng ngàn người yêu nhạc trên khắp thế giới.

 

 

Về văn hóa biểu diễn

 

Kịch, ba lê, múa rối và phim điện ảnh là những loại hình biểu diễn rất được ưa chuộng tại Cộng hòa Séc. Thậm chí, các nhà làm phim Séc còn gặt hái được rất nhiều thành công như việc nhận được tượng vàng Oscar danh giá và được công chúng cũng như các chuyên gia đánh giá rất cao.

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Kỹ năng sống quan trọng khi đi du học
Áp lực thường gặp phải khi đi du học xa nhà
23 tháng 4 - Ngày Sách và Bản quyền trên thế giới
Giải mã tiếng Pháp - ngôn ngữ quyến rũ nhất thế giới
Những ngôn ngữ được đánh giá là phức tạp để học
Phương pháp học nhiều ngôn ngữ cùng lúc
Lợi ích khi bạn nói được nhiều ngôn ngữ
Lưu ý khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Cách tìm kiếm niềm đam mê trong cuộc sống
Trưởng thành hơn khi đi du học trao đổi văn hóa

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam