Có rất nhiều ngôn ngữ khác còn khó hơn nhiều việc học tiếng Đức vì những quy tắc của nó khác hẳn với những ngữ pháp mà bạn từng nhận biết. Các nhà ngôn ngữ học đã tổng kết 5 ngôn ngữ khó học nhất Thế giới là tiếng Ả rập, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hungary. Do vậy, có thể thấy rõ rằng học tiếng Đức không nằm trong danh sách những ngôn ngữ khó học mà lại mà top ngôn ngữ thịnh hành, phổ biến trên thế giới.

 

 

Học tiếng Đức không hề khó nếu bạn biết học đúng cách


Khi bắt đầu thu nạp một loại ngôn ngữ mới không chỉ riêng tiếng Đức thì đều làm cho con người ta cảm thấy bối rối, khó khăn cực kì, vì đây không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và có khi nó khác xa không có một điểm tương đồng nào với thứ ngôn ngữ mình sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên bạn phải học một cách khoa học, thông minh, có sự sắp xếp hợp lý thì việc bạn học tiếng Đức không hề khó.

 
Tiếng Đức cơ bản bao gồm các trình độ từ A tới C và trong đó gồm có: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Trong đó, A1 là trình độ cơ bản nhất còn C2 là trình độ cao cấp nhất. Tuỳ vào mục đích, khả năng và quyết tâm của mỗi người mà sẽ chọn cho mình các trình độ khác nhau, phù hợp với bản thân. 

 

 

Động từ tiếng Đức

 

Khi dùng trong câu phải chia cho chủ ngữ Với tiếng Việt bạn không phải lo lắng với việc chia động từ trong câu. Tiếng Đức giống với tiếng Anh là bạn phải chia động từ cho các ngôi của nó. Khi bắt đầu học tiếng Đức bạn sẽ choáng váng với cách chia động từ này. Bạn phải nhớ cách chia động từ với từng ngôi : ich, du, sie, er, es, ihr … Tất nhiên tiếng Đức cũng có những quy tắc chia nhất định như tiếng Anh, ví dụ động từ với các ngôi ,Sie, wir sẽ là nguyên thể, động từ với các ngôi ,er, sie, es” (ngôi thứ 3 số ít) sẽ kết thúc bằng ,t”...

 

Tuy nhiên, nếu so với tiếng Anh thì tiếng Đức có nhiều động từ bất quy tắc hơn, đứng trước những động từ bất quy tắc này thì mọi quy tắc đều trở nên vô dụng. Dựa vào điều này thì bạn chỉ nên học thuộc chúng và bạn nên tham khảo thêm kinh nghiệm trong việc du học Đức của các người đi trước và dày dặn kinh nghiệm.

 

 

Thành phần câu trong tiếng Đức có thể hoán đổi vị trí qua động từ được chia

 

Tiếng Đức có thể hoán vị trí của chủ ngữ và các thành phần khác qua động từ được chia, tiếng Việt thì nói theo trình tự Subjekt-Prädikat-Objekt (Chủ ngữ - Vị ngữ - Thành phần bổ sung), không thể hoán vị được. Điều này cũng là một khó khăn với những ai bắt đầu học tiếng Đức. 

 

 

Cấu trúc câu trong tiếng Đức khá phức tạp

 

Động từ được chia (Prädikat) và những động từ khác tạo thành một khung văn phạm trong tiếng Đức. Trong khung này người ta có thể nhồi nhét vào rất nhiều thứ, câu trong câu, nhiều tầng, nhiều lớp tạo thành một câu phức đôi khi có thể dài cả trang giấy. Nếu không có kiến thức văn phạm sẽ không hiểu được những câu phức này dù là hiểu tất cả các từ riêng biệt.

 

Vì vậy, người học có thể dễ dàng học tiếng Đức đối thoại nhưng không dễ dàng hiểu được văn tự Đức, nhất là viết tiếng Đức lại càng khó do sự biến đuôi cực kỳ phức tạp của các loại từ.

 

 

Danh từ trong tiếng Đức có thể được ghép lại từ nhiều loại từ khác nhau

 

Người học tiếng Đức có thể ghép nhiều từ thành một danh từ mới có ý nghĩa phức tạp và nhiều khi dài tới 50, 60 chữ hoặc hơn lại với nhau. Trong Tiếng Việt không có sự ghép danh từ này. Và danh từ tiếng Đức luôn viết hoa, dù là số ít hay số nhiều.

 

 

Tiếng Đức có ba giống

 

Danh từ tiếng Đức có giống đực (der - Maskulinum), giống cái (die - Femininum), giống trung (das – Neutrum). Tiếng Việt không có giống rõ ràng, chỉ có "cái, con và thằng". Đây cũng là lí do mà người đọc nên học cả giống và từ chứ không nên chỉ học từ riêng, vì các giống này cũng thay đổi theo từng loại ngữ pháp.

 

 

Tính từ trong tiếng Đức

 

Trong tiếng Việt tính từ luôn đứng đằng sau danh từ và không có sự biến đổi theo giống, số và cách. Tính từ trong tiếng Đức đa số đứng đằng trước danh từ và cũng biến đổi theo từng cách của danh từ.

 

 

Động từ trong tiếng Đức khá phức tạp

 

Nhiều động từ chỉ dành riêng cho người hoặc thú vật hay là cây cỏ. Ví dụ động từ "essen = ăn“ chỉ dùng cho người,các loài động thực vật phải dùng động từ khác "fressen”.

 

 

Cách đọc số trong tiếng Đức

 

Khi đọc số hàng chục trong tiếng Đức người ta đọc số hàng đơn vị trước rồi mới đến hàng chục. Ví dụ số 23 thì đọc là “dreiundzwanzig“. Mà khi viết thì người ta lại viết số hai trước số ba. Điều này tưởng là nhỏ nhặt nhưng thực ra rất khó chịu không những chỉ đối với người nước ngoài học tiếng Đức mà ngay cả đối với người Đức. Đó cũng là một số đặc điểm khác biệt của tiếng Đức và tiếng Việt. Với những người mới bắt đầu học tiếng Đức sẽ hơi khó khăn để làm quen với các quy tắc và sự khác biệt này.

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

 

Tin tức khác

23 tháng 4 - Ngày Sách và Bản quyền trên thế giới
Giải mã tiếng Pháp - ngôn ngữ quyến rũ nhất thế giới
Những ngôn ngữ được đánh giá là phức tạp để học
Phương pháp học nhiều ngôn ngữ cùng lúc
Lợi ích khi bạn nói được nhiều ngôn ngữ
Lưu ý khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Cách tìm kiếm niềm đam mê trong cuộc sống
Trưởng thành hơn khi đi du học trao đổi văn hóa
Đi du học trao đổi để trở thành công dân toàn cầu năng động
Đi du học trao đổi để phát triển bản thân trong việc giải quyết xung đột

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam