Kỹ năng tư duy độc lập rất quan trọng ở mọi lĩnh vực. Những cá nhân có kỹ năng tư duy độc lập tốt có thể làm việc hiệu quả với người khác và làm việc độc lập để giải quyết các vấn đề của chính bản thân. Vì lý do này, các ban tuyển sinh của trường đại học, các công ty đánh giá cao và ưu tiên những ứng viên thể hiện kỹ năng tư duy độc lập tốt. Vậy đâu là phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập:
Tìm kiếm, chắt lọc thông tin từ nhiều nguồn
Học hỏi, tìm kiếm thông tin luôn là yếu tố đầu tiên và quan trọng trong mọi kỹ năng sống và kỹ năng xã hội. Thường xuyên đọc, nghe và tìm hiểu các tài liệu sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức và đưa ra những ý kiến, lập luận chắc chắn, có giá trị hơn.
Giữ thói quen đặt câu hỏi
Đừng ỷ lại hay tặc lưỡi cho qua vì cho rằng đó là những thứ bạn biết. Thay vào đó, hãy luôn trong tâm thế sẵn sàng đặt câu hỏi mọi lúc mọi nơi, sau đó cố gắng tìm lời giải đáp để rèn luyện khả năng tư duy của bản thân. Thường xuyên đặt câu hỏi cũng là cách để bạn bổ sung thông tin và kiến thức mới từ những người xung quanh.
Thể hiện sự đồng cảm
Trái ngược với quan niệm cho rằng những người có tư duy độc lập thường xa cách hoặc tách biệt, đa phần họ đều có lòng đồng cảm sâu sắc. Họ biết để thực sự hiểu được thế giới và con người, họ cần có khả năng kết nối với người khác.
Sự đồng cảm cho phép họ nhìn nhận mọi thứ từ nhiều góc độ khác nhau, nâng cao khả năng hiểu các vấn đề phức tạp và tìm ra giải pháp cân bằng. Nó cũng thúc đẩy lòng khoan dung và sự chấp nhận. Họ không chỉ là hiểu được những trải nghiệm và cảm xúc của người khác mà thực sự trân trọng. Bằng cách này, những người có tư duy độc lập cao sẽ vun đắp được nhiều kết nối sâu sắc hơn, đóng góp vào một thế giới nhân ái hơn.
Ghi nhận quan điểm của người khác
Bạn cần rèn luyện kỹ năng phân tích và đánh giá quan điểm của người khác chứ không phải phê bình họ. Bởi sự phê bình không có căn cứ có thể khiến người khác bị tổn thương. Với bản thân, bạn cần không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và tự phê bình chính mình nhằm tránh đi vào tư duy lối mòn và phát triển thêm ý tưởng riêng của mình.
Thoải mái với sự không chắc chắn
Cuộc sống là không thể đoán trước và trong khi một số người cảm thấy sự không chắc chắn này gây khó chịu thì những người có tư duy độc lập lại cảm thấy thoải mái với điều đó. Họ hiểu rằng sự không chắc chắn ẩn chứa tiềm năng phát triển và khám phá.
Những người này thấy ổn khi không biết điều gì sắp xảy ra. Họ tự tin vào khả năng thích nghi và xử lý mọi thứ xảy đến với mình. Thoải mái với sự không chắc chắn cũng cho phép họ luôn cởi mở với những khả năng mới. Thay vì bám víu vào những quan niệm hoặc kế hoạch có sẵn, họ linh hoạt và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết, cởi mở với những cơ hội.
Duy trì sự khiêm tốn về mặt trí tuệ
Cốt lõi của người có tư tưởng độc lập là sự khiêm tốn về mặt trí tuệ. Điều này có nghĩa là thừa nhận rằng bạn không biết tất cả mọi thứ. Đó là lý do họ cởi mở với những ý tưởng mới, dám nhận khi mình sai và sẵn sàng thay đổi suy nghĩ dựa trên thông tin mới.
Sự khiêm tốn này khiến họ không quá cứng nhắc hoặc kiêu ngạo trong suy nghĩ. Nó nuôi dưỡng mong muốn học hỏi và phát triển liên tục, giúp trí óc họ luôn nhạy bén và thích nghi.
============================================================