Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những phong tục, truyền thống khác nhau. Sự khác biệt ấy rõ ràng đến mức có những điều ở quốc gia này là bình thường, nhưng đối với quốc gia khác lại là điều kỳ lạ. Do vậy, trước khi đặt chân đến bất kỳ quốc gia nào, bạn nên tìm hiểu thật kỹ phong tục tập quán ở đó để tránh những điều phiền toái, rắc rối xảy ra.

 

Tiền bo (tip)


Việc gửi lại tiền bo cho các nhân viên ngành dịch vụ - như bồi bàn hoặc tài xế taxi... là một nét văn hóa khá đặc trưng - đôi khi là bắt buộc - tại nhiều quốc gia, đặc biệt là phương Tây. Nó thể hiện sự hào phóng của khách hàng, đồng thời cũng là sự tôn trọng đối với người phục vụ mình.

 

Tuy nhiên, hành động ấy có lịch sự hay không thì còn phụ thuộc vào địa điểm. Tại một số quốc gia châu Á điển hình như Nhật Bản, việc để lại tiền tip không phải là hành động thường thấy, thậm chí là cần tránh. Trong quan niệm của người Nhật, họ được trả tiền dựa trên công sức của mình. Nếu bạn đưa thêm tiền, họ sẽ cảm thấy khá xúc phạm, giống như mình đang không được trả công đầy đủ nên mới cần thêm tiền bo.

 

Tại một số quốc gia ở châu Đại dương như Úc, New Zealand và Samoa, nhân viên phục vụ cũng thường không yêu cầu tiền bo. Nhiều nơi thậm chí còn cấm khách tặng tiền cho nhân viên.

 

 

Ngồi ghép bàn

 

Ở các nước phương Tây, việc vào ngồi chung bàn với một người xa lạ sẽ được xem là bất lịch sự. Kể cả với các nhà hàng, quán bar có bàn ngồi chung, họ vẫn cần giữ khoảng cách nhất định.

 

Tuy nhiên tại Nhật Bản, chuyện phải ngồi ghép bàn là rất thường xuyên, đặc biệt là trong thời điểm quán ăn đông khách.

 

 

Hôn má

 

Tại các nước thuộc khu vực Mỹ Latin, người dân thường chào hỏi bằng cách hôn lên má. Tuy nhiên, nó chỉ được áp dụng khi giới tính khác biệt, hoặc giữa phụ nữ với nhau mà thôi. Đàn ông "thơm má" nhau được xem là không phù hợp.

 

Nhưng ở Trung Đông và một vài quốc gia ở Bắc Phi như Israel và Ai Cập, hôn má lại là cách đàn ông chào nhau, trong khi nam nữ hôn nhau nơi công cộng có thể xem là phạm pháp.

 

Đây cũng là cách chào nhau giữa bạn bè tại các nước Nam Âu, dù cũng có một số điểm khác biệt. Chẳng hạn như tại Ý và Pháp, nam giới có thể thơm má để chào nhau, nhưng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì chỉ thực hiện khi giới tính khác biệt thôi.

 

 

 

Ăn uống khi làm khách

 

Quy tắc làm khách ở những quốc gia khác nhau dĩ nhiên là khác nhau, đặc biệt là chuyện ăn uống.

 

Chẳng hạn như tại Trung Quốc, việc ăn sạch sẽ những gì gia chủ dọn ra có thể là dấu hiệu cho thấy bạn còn đói, ăn chưa đủ no (và họ sẽ nhồi bạn ăn tiếp đấy). Còn tại Ấn Độ và Nhật Bản, việc ăn không hết lại mang ý xúc phạm, cho thấy đồ ăn không ngon.

 

 

Húp mì thành tiếng ở Nhật Bản

 

Một nguyên tắc trên bàn ăn khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa, đó là tránh tạo tiếng động khi ăn. Điều này được cho là bất lịch sự và thiếu tinh tế khi dùng bữa. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc tạo tiếng động khi ăn lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Theo người Nhật, việc húp mì tạo thành tiếng thể hiện sự thích thú và ngon miệng. Tiếng húp càng lớn, người nấu càng hài lòng.

 

 

Không xin thêm muối ở Ai Cập

 

Khi được mời ăn tối tại gia đình ở Ai Cập, nếu cảm thấy món ăn nhạt, bạn cũng không nên xin thêm muối. Người bản địa quan niệm hành động này tương đương với việc xúc phạm chủ nhà.

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Cách làm nổi bật hoạt động ngoại khóa trong hồ sơ du học
Top những quốc gia được du học sinh Việt lựa chọn
Đức - Điểm đến hấp dẫn tại châu Âu dành cho du học sinh
Rèn luyện và phát triển kỹ năng thích ứng
Kỹ năng thích ứng tạo nên sự thành công
Học bổng du học trao đổi văn hóa Đức dành cho học sinh trung học
Phương pháp giúp bạn cải thiện kỹ năng ra quyết định hiệu quả
Tầm quan trọng của kỹ năng đưa ra quyết định
Ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo Ai vào giáo dục
Những ngành học không bị thay thế bởi Trí tuệ nhân tạo

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam