Ở Cộng hòa liên bang Đức, nói chung từ cuối thế kỷ 19 cho đến ngày nay tồn tại một hệ thống nhà trường phổ thông phân hóa thành 3 nhánh cơ bản ở cấp trung học cơ sở (không kể loại hình trường đặc biệt), đó là: trường Hauptschule, trường Realschule và trường Gymnasium với ba loại bằng tốt nghiệp khác nhau. Kể từ những năm 1970, ở nhiều bang còn có thêm các loại hình trường Gesamtschule, là trường tích hợp của các loại trường nêu trên. Tính liên thông giữa các loại hình trường được đảm bảo về cơ bản khi thoả mãn các điều kiện được thỏa thuận.

Các trường đào tạo nghề tồn tại trong bậc trung học (Sekundarstufe II) bên cạnh trường gymnasium (gymnasiale Oberstufe). Hệ thống giáo dục phổ thông của Đức kéo dài 13 năm học. Trong xu hướng cải cách hiện nay, đa số các bang rút ngắn còn 12 năm học.

Trong thời kỳ nước Đức chia cắt sau chiến tranh, hệ thống giáo dục của Cộng hòa dân chủ Đức được cấu trúc theo một hệ thống thống nhất. Trong đó, Trường phổ thông kỹ thuật tổng hợp 10 năm“ (POS) dành cho tất cả học sinh phổ thông (không kể trường đặc biệt, trường chuyên). Sau khi kết thúc trường học này, chỉ khoảng 10% học sinh sẽ học tiếp lên, Trường phổ thông kỹ thuật tổng hợp nâng cao (EOS) kéo dài hai năm để có thể vào thẳng đại học sau khi tốt nghiệp. Đa số học sinh còn lại sẽ vào học trong hệ thống trường nghề (2 năm), một bộ phận vào các trường chuyên nghiệp, trường nghề có bằng trung học phổ thông (3 năm). Sau khi thống nhất nước Đức năm 1990, các bang mới cải cách hệ thống giáo dục theo mô hình chung của CHLB Đức.

Ưu điểm nổi bật hệ thống giáo dục Đức

Hệ thống giáo dục Đức là một hệ thống mở, học sinh có thể thay đổi loại hinh đào tạo, chương trình học theo khả năng của bản thân. Các học sinh có thể tham gia chương trình đào tạo kép, kết hợp giữa học kiến thức và làm việc thực hành tại các doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ cả kiển thức lẫn kỹ năng để tìm được một công việc tốt trong tương lai.

Các học sinh ở các trường trung học sau khi tham gia học các trường học nghề có thể học tại các lớp học bổ túc để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông, nếu có bằng tốt nghiệp phổ thông thì có thể nộp đơn vào bất kì trường đại học hoặc cao đẳng nào.

Hầu hết các trường học tại Đức đều miễn học phí cho học sinh, sinh viên, chỉ có một vài trường bắt đầu thu phí từ năm 2004 để nâng cao chất lượng cạnh tranh giữa các trường.

Đối với Đức, nhắc đến thế mạnh đào tạo, các học sinh Việt Nam đều hướng tới chương trình đào tạo vừa học vừa làm ngành điều dưỡng hay ngành nhà hàng khách sạn. Chương trình đào tạo thường là 70% lý thuyết, 30% thực hành. Các du học sinh không mất học phí, sau khi học lý thuyết sẽ được làm việc thực hành và nhận lương trực tiếp. Chính vì vậy đây là thị trường du học được nhiều học sinh hướng tới, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa phần các gia đình Việt Nam.

Đọc thêm: 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

23 tháng 4 - Ngày Sách và Bản quyền trên thế giới
Giải mã tiếng Pháp - ngôn ngữ quyến rũ nhất thế giới
Những ngôn ngữ được đánh giá là phức tạp để học
Phương pháp học nhiều ngôn ngữ cùng lúc
Lợi ích khi bạn nói được nhiều ngôn ngữ
Lưu ý khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Cách tìm kiếm niềm đam mê trong cuộc sống
Trưởng thành hơn khi đi du học trao đổi văn hóa
Đi du học trao đổi để trở thành công dân toàn cầu năng động
Đi du học trao đổi để phát triển bản thân trong việc giải quyết xung đột

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam