Ngành truyền thông / Media là gì?

Truyền thông/Media đang là ngành nghề có tốc độ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Đây còn được xem là công việc thời thượng, hot trend được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Như một sự tương quan tất yếu, khi công nghệ và Internet phát triển trong thời đại 4.0 thì theo đó truyền thông sẽ lên ngôi. Theo cách hiểu đơn giản, truyền thông media là sự diễn đạt, chia sẻ giữa người gửi và người nhận. Mà ở đây người gửi sẽ đại diện cho một thương hiệu, cá nhân nào đó và người nhận chính là người tiêu dùng.

Người làm truyền thông/media sẽ thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, video, màu sắc… để diễn đạt được nội dung, thông điệp đến với người dùng. Qua đó hình thành những tác động trực tiếp đến suy nghĩ, hành vi mua sắm và thói quen tiêu dùng của khách hàng.
 
Ngành truyền thông/media có tác động và tầm ảnh hưởng to lớn đến với sự phát triển của thương hiệu. Truyền thông media còn được xem là một công cụ hiệu quả để định hướng và truyền tải thông điệp đến với xã hội. Rất nhiều các thương hiệu, tập đoàn doanh nghiệp trên thế giới không ngần ngại chi một số tiền vô cùng to lớn để thực hiện các hoạt động truyền thông. Đồng thời điều này cũng mang lại nguồn lợi nhuận, doanh thu khổng lồ cho các doanh nghiệp, cung cấp giải pháp và thực thi các chiến dịch truyền thông media.
 
Kỹ năng cần thiết khi làm trong ngành truyền thông media

 
  • Sáng tạo
Theo thực tế, truyền thông media sẽ không thực sự phát huy hiệu quả nếu người làm truyền thông luôn suy nghĩ theo lối mòn. Thế giới của ngành truyền thông được xây dựng, đóng góp trên sự tương tác của rất nhiều những cá nhân, doanh nghiệp và công chúng. Người làm truyền thông cần hình thành ý tưởng sáng tạo, lối tư duy mới lạ, độc đáo nhằm giúp thương hiệu trở nên nổi bật giữa hàng nghìn doanh nghiệp khác. Do đó, bạn hãy phát triển sự sáng tạo, cá tính độc đáo của bản thân để không ngừng vươn lên và đạt được những thành tựu như kỳ vọng.
 
  • Linh hoạt
Thị trường luôn có sự thay đổi dựa theo xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiệm vụ của người làm truyền thông là có những ứng biến linh hoạt, nhanh chóng nắm bắt được hướng phát triển của thị trường và đưa ra chiến lược phù hợp. Đây còn được xem là một tố chất, kỹ năng mà bất cứ người làm truyền thông nào cũng cần phải có.
 
  • Năng động và nhiệt huyết
Ngành truyền thông media yêu cầu khả năng đáp ứng khối lượng công việc và sự linh hoạt khi xử lý vấn đề. Yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ chính là sự kiên trì và nhiệt huyết với nghề. Vì thế nên bạn hãy không ngừng nuôi dưỡng đam mê của bản thân để trở thành một nhân tố nổi bật trong ngành truyền thông.
 
  • Khả năng ứng xử

Ngành truyền thông media được hình thành nhằm mang đến giải pháp truyền tải, diễn đạt thông điệp. Do đó, người làm truyền thông cần biết cách giao tiếp khéo léo, khả năng thuyết phục, tạo dựng niềm tin với công chúng thông qua ngôn từ và hành động.
 
  • Kỹ năng quản lý

Công việc của ngành truyền thông media thường xuyên phải thực hiện các chiến dịch, sự kiện. Do đó, bạn nên rèn luyện kỹ năng quản lý và lên kế hoạch thật tốt để đảm bảo mọi việc đúng theo tiến độ. Ngoài ra, người làm truyền thông cần biết cách sắp xếp, liên kết đội ngũ để cùng nhau đạt được mục tiêu chung.

 


Học ngành Truyền thông Media phù hợp nghề nghiệp gì?  


Cho dù bạn tốt nghiệp với bằng đại học hoặc thạc sĩ ngành học này, có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp dành cho bạn. Một số nghề nghiệp phổ biến nhất trong ngành Phương tiện và truyền thông mà bạn có thể xem xét như sau:
 
  • Báo chí:
Nghề nghiệp trong ngành trải rộng trên một loạt các phương tiện truyền thông, bao gồm báo, tạp chí, trang web, TV và đài phát thanh. Hầu hết các nhà báo sẽ chuyên về một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như thể thao, chính trị, nghệ thuật hoặc du lịch. Một số kỹ năng quan trọng nhất của ngành báo chí đó là tìm kiếm, nghiên cứu và trình bày ý tưởng, câu chuyện thông qua các bài viết, nội dung phát sóng hình hoặc nội dung đa phương tiện.
 
  • Copywriting:
Nghề này là việc dùng ngôn ngữ quảng cáo hay tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ, người nổi tiếng, hay các ý tưởng…, bao gồm những công việc cụ thể như sản xuất nội dung quảng cáo, nội dung tờ rơi hay các ấn phẩm quảng cáo, kịch bản cho quảng cáo truyền hình hay các đoạn phát thanh. Để theo đuổi ngành này, bạn sẽ cần một sự tinh tế trong giao tiếp bằng văn bản, sự sáng tạo và khả năng làm việc theo deadline.
 
  • Marketing:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Media & Communication có thể sử dụng kiến thức trong ngành truyền thông để xác định đối tượng mục tiêu và đề xuất chiến lược truyền thông phù hợp để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng. Ngành nghề Marketing sẽ yêu cầu một số kỹ năng như kỹ năng sáng tạo và phân tích, bao gồm việc nghiên cứu thị trường và đối tượng khán giả mục tiêu, lập kế hoạch và theo dõi chiến dịch truyền thông, quản lí ngân sách truyền thông,...
 
  • Quan hệ công chúng (Public Relations):
Tham gia vào ngành PR, bạn sẽ có cơ hội sử dụng những phương tiện kỹ thuật số và truyền thông bạn đã học để thiết lập, duy trì và quảng bá hình ảnh, danh tiếng của tổ chức. Ngoài ra, bạn sẽ tiến hành các công việc liên quan đến làm việc với báo chí, các đơn vị đối tác để quản lý hình ảnh thương hiệu cho công ty.
 
  • Sản xuất phim và truyền hình:
Bạn có thể trở thành phóng viên truyền hình hoặc người dẫn chương trình; trở thành nhà sản xuất phim tài liệu, đạo diễn phim hoặc biên kịch. Ngoài ra, bạn có thể theo đuổi một số vị trí  khác bao gồm vận hành máy ảnh, kỹ thuật phát sóng, âm thanh và hiệu ứng đặc biệt, thiết kế trang phục, hoạt hình, lồng tiếng,...
 
  • Truyền thông kỹ thuật số:
Với công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số mới liên tục được ra mắt - và nhanh chóng trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày, bạn cần liên tục cập nhật và làm mới mình để phù hợp với các xu hướng hiện đại. Vai trò trong lĩnh vực này bao gồm quản lý truyền thông, quản lý dự án, thiết kế tương tác,...
 
 
Liên hệ YFU Vietnam để biết thêm chi tiết:
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
 yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org
 
 
Tầng 2, Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. HCM
Email: info@yfuvietnam.org
Phone: 0944 098 944

Tin tức khác

Ngữ pháp phức tạp và nhiều quy tắc biến đổi của tiếng Đức
Tiếng Đức dễ học hay khó học?
Các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng khi du học Mỹ
Du học Mỹ từ bậc Trung học - Nên hay không nên?
Một năm gap year trao đổi văn hóa Bỉ của bạn Khang
Một số cách đơn giản để kết bạn mới nhanh chóng khi ở nước ngoài
Chấp nhận sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng
Kỹ năng giải quyết những xung đột hiệu quả
Một số cách để hóa giải hiểu lầm trong một mối quan hệ
Chương trình Gap Year du học trao đổi văn hóa Bỉ

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam