Với du học sinh nghề, Đức đã nới lỏng nhiều quy định từ giới hạn độ tuổi được nộp đơn là 35, tăng so với mức 25 tuổi theo quy định cũ. Chính phủ Đức cũng tăng thời gian cư trú tối đa cho nhóm này từ 6 lên 9 tháng, giảm yêu cầu tiếng Đức từ B2 xuống B1.
Các điều kiện quan trọng để có thể tham gia chương trình du học nghề tại Đức:
Tuy nhiên, các bạn du học sinh vẫn cần chuẩn bị một lộ trình cụ thể, đặc biệt về trình độ ngôn ngữ Đức cùng hành trang kỹ năng sống cho bản thân để vượt qua những khó khăn, thử thách khi sinh sống xa gia đình.
Rào cản ngôn ngữ
Hầu hết, các chương trình du học nghề Đức hiện nay đều yêu cầu người tham gia phải đạt tối thiểu trình độ B1 mới có thể bắt đầu nhập học nghề. Tuy nhiên, phải nói rằng, B1 vẫn là trình độ được đánh giá ở mức trung bình trong khung tham chiếu quy chuẩn châu Âu về tiếng Đức bao gồm 6 cấp độ A1, A2, B1, B2, C1, C2. Việc sử dụng thành thạo một ngôn ngữ đòi hỏi bạn phải rèn luyện đồng đều cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết.
Mặc dù vượt qua bài thi chứng chỉ tiếng Đức B1 nhưng đôi khi bạn vẫn gặp rất nhiều khó khăn để có thể giao tiếp cơ bản với người Đức. Không những vậy, cách phát âm cũng như thói quen dùng phương ngữ ở mỗi bang tại Đức lại có sự khác biệt, vì thế, du học sinh muốn xóa bỏ rào cản ngôn ngữ là điều không hề dễ dàng.
Những khác biệt trong văn hóa Đức - Việt
Tinh thần dân tộc, nét đẹp trong văn hóa là tài sản quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào. Người châu Á nổi tiếng vì đức tính chăm chỉ, tinh thần sẵn sàng chia sẻ và trân trọng những mối quan hệ thân thiết. Trong khi đó, người dân Âu - Mỹ lại coi trọng sự riêng tư, tính độc lập và quyền bình đẳng cá nhân.
Chính sự khác biệt này đã gây khó khăn cho sinh viên Việt Nam trong thời gian đầu khi học tập, làm việc tại Đức. Thậm chí, bạn còn có thể đón nhận những ánh mắt dò xét, thái độ thiếu thân thiện từ người dân bản địa.
Vì vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ văn hóa nơi mình sẽ đến, đặc biệt lưu ý đến những điều cấm kỵ không được làm hay những vật phẩm nào không nên mang theo. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi rắc rối không đáng có.
============================================================