TẬP QUÁN ĂN UỐNG
 
Pháp có một nền ẩm thực phong phú, đa dạng, vì thế nên bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức vô vàn món ngon. Dù cho bạn không biết mình có thích một món nào đó không thì vẫn cứ thử. Bạn có thể nói: “Un petit peu s’il vous plait” và thử 1 mẩu nhỏ. Hầu hết các bữa ăn trưa và tối của người Pháp bao gồm 3 món như khai vị, món chính và tráng miệng (có thể là trái cây hoặc sữa chua) hoặc phô mai. Gần như bạn không thể ăn chay khi ở Pháp bởi vì thịt là nguyên liệu chính cho các bữa ăn. Là một người nước ngoài, bạn nên tập làm quen với tập quán ăn uống của người Pháp là không nên ăn một mình (điều này đối với người Pháp là bất lịch sự) hoặc tự tiện lấy đồ ăn từ tủ lạnh.
 
Nếu bạn muốn gây bất ngờ với GĐBT và chia sẻ về văn hóa nước nhà với họ, bạn nên mang theo một số nguyên liệu từ nước bạn và tự tay nấu một bữa ăn tối. Người Pháp rất thích ăn thử các món ăn mới.
 
 
 
TIỀN TỆ
 
Đơn vị tiền tệ được sử dụng ở Pháp là Euro. Chúng tôi khuyến nghị bạn nên sử dụng thẻ Visa hoặc Mastercard có chip và mã PIN để có thể rút tiền dễ dàng. Hãy lưu ý rằng có một số ngân hàng thu phí rút tiền. Thẻ chỉ có dải từ thường sẽ không được chấp nhận.
 
GĐBT chỉ cam kết bao phí chỗ ở và ăn tại nhà. Tất cả các khoản chi khác bạn phải tự chi trả. Nếu GĐBT có chi bất kỳ phí gì thêm cho bạn, đừng quên cảm ơn họ.
 
Bạn phải chi trả các khoản sau:
 
  • Sách giáo khoa và dụng cụ học tập (khoảng 70 – 200 EUR)
  • Phương tiện di chuyển đến trường
  • Cước phí điện thoại cá nhân
  • Chi phí y tế: Nếu bạn cần đi khám bệnh hoặc mua thuốc thì phải tự chi trả. Nhớ lấy hóa đơn để công ty bảo hiểm chi trả lại cho bạn. Phải luôn mang theo tiền bên mình (khoảng 150 EUR) để chi trả cho các vấn đề liên quan đến y tế.
  • Giải trí và các hoạt động khác: Hãy luôn luôn nói với GĐBT là bạn sẽ tự chi trả. Nếu GĐBT chi trả cho bạn chẳng hạn như đi xem phim, xem chương trình văn nghệ,…thì lần khác bạn phải nhớ chi trả lại cho họ.
 
 
TẬP QUÁN CHÀO HỎI
 
 
1. Phép lịch sự cơ bản:
 
 
Đây là những từ bạn nên học và sử dụng khi ở Pháp:
 
  • Bonjour (Xin chào / Chào buổi sáng)
  • Au revoir (Tạm biệt)
  • Merci (Cảm ơn)
  • S’il vous plait / S’il te plaît (Làm ơn)
  • Pardon / Excusez moi (Xin lỗi)
 
 
2. Tu …? Vous …? (Sử dụng đại từ cho ngôi thứ 2)
 
  • Bạn nên nhớ quy định khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình. 
  • Sử dụng “tu” chỉ khi nào được đề nghị vì “tu” dùng để gọi những người ít tuổi hơn hoặc bằng tuổi, quen hoặc không quen.
  • Hãy dùng “vous” để xưng hô với giáo viên, nhân viên bán hàng hay người nói chuyện với bạn trong điện thoại.
  • Nếu bạn không chắc người khác có lớn tuổi hơn mình hay không thì vẫn cứ dùng “vous”.
 
 
3. La bise (Hôn gió)
 
Một trong những nét đặc thù của người Pháp là cách gặp nhau. Đối với thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết, bạn sẽ sử dụng “bise” – tương tự như việc hôn lên má. Tuy nhiên, môi của bạn không chạm vào má của người kia (giả vờ thôi!). Tùy vào địa phương mà bạn sẽ “bise” 1-2-3 hoặc 4 lần. Trong các gia đình người Pháp, các thành viên trong gia đình “faire la bise” (hôn gió) mỗi buổi sáng và mỗi tối trước khi đi ngủ. Đôi khi, nếu gia đình giới thiệu bạn với ai đó, họ sẽ mong bạn làm điều này trong lần đầu gặp gỡ. Dù cho điều này không có trong văn hóa đất nước của bạn thì bạn cũng nên tập quen dần.
 
 
van-hoa-nguoi-phap
 
 
TRƯỜNG HỌC
 
 
Năm học ở Pháp kéo dài từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 6. Thường sẽ bao gồm 10 ngày nghỉ mùa thu, 2 tuần nghỉ Giáng sinh, 2 tuần nghỉ đông và 2 tuần nghỉ xuân.
 
 
Một ngày học bắt đầu từ 8h hoặc 8h30 và kết thúc vào 5h30 chiều. Mỗi tiết học kéo dài 1-2 giờ. HSSV phải ngồi nghe, ghi chép và đọc nội dung trong sách hoặc làm bài tập nhà. Điểm là từ 0 đến 20. Một HSSV thường chỉ lấy được điểm từ 8 đến 14. Trường hợp lấy được 18 điểm là rất hiếm. Giờ nghỉ trưa là khoảng 1-2 tiếng. Một số HSSV về nhà nghỉ ngơi, nhưng đa số ở lại trường dùng bữa. Khoảng thời gian này các HS có thể trò chuyện cùng nhau. Các HS không mang bữa trưa đến trường mà sẽ ghé căn-tin mua đồ ăn.
 
 
Không có quy định đồng phục ở Pháp. Tuy nhiên, bạn hãy mặc trang phục lịch sự khi đến trường. Ở một vài trường (đa số là trường tư) không cho phép HSSV mặc trang phục thể thao đi học nếu bạn không chơi thể thao. Một số HSSV tham gia chương trình trao đổi văn hóa không nhận ra được tầm quan trọng của việc đi học trước khi đến Pháp. Bạn phải tuân theo chương trình học và đi học chuyên cần, làm đầy đủ bài tập về nhà và các bài kiểm tra. GĐBT sẽ thường xuyên theo dõi và hỏi về việc học của bạn. Họ cũng rất sẵn lòng, vui vẻ khi hướng dẫn bạn làm bài tập về nhà. Vì thế, bạn cứ hỏi nếu cần sự giúp đỡ từ phía GĐBT nhé!
 
 
 
PHÉP XÃ GIAO
 
Bạn bè thường hay gặp nhau vào chiều thứ 4 hoặc thứ 7 chứ không gặp vào các buổi tối để cùng nhau làm bài tập về nhà hoặc bài tập nhóm.
Ở Pháp, trường học là những nơi làm việc nghiêm túc. Chính vì vậy nên sẽ không tổ chức nhiều sự kiện hoặc các hoạt động ngoại khóa như tiệc tùng hay thi đấu thể thao phong trào. Nếu muốn, bạn hãy tìm nơi sinh hoạt ngoại khóa bên ngoài trường. Bạn có thể nhờ GĐBT tìm giúp hoặc đến hội đồng thành phố / thị trấn để tìm hoạt động thích hợp.
 
 
 
NGÔN NGỮ
 
1. Luyện tập, luyện tập, và luyện tập!
 
Bạn càng giao tiếp nhiều thì bạn sẽ càng cảm thấy ngôn ngữ dễ dàng hơn và hòa nhập nhanh chóng hơn. Nếu chăm chỉ luyện tập thì bạn sẽ tích lũy nhiều từ vựng hơn. Cách duy nhất và tốt nhất chính là nói, càng nói nhiều thì càng cải thiện ngôn ngữ nhiều hơn.
 
2. Từ điển và sách ngữ pháp
 
Nếu bạn vẫn chưa có quyển từ điển hay sách ngữ pháp tiếng Pháp nào thì hãy mua ngay! Đó là những thứ rất cần thiết khi bạn ở Pháp. Dù cho bạn không thích học ngữ pháp thì bạn cũng phải nhớ rằng nó rất quan trọng, nếu không có ngữ pháp thì bạn sẽ chẳng diễn đạt được điều bạn muốn nói. Dù là khó học thật đấy, nhưng bạn có thể nhờ bạn bè hoặc GĐBT chỉnh sửa giúp mỗi khi bạn nói sai. Nhờ vào đó, tiếng Pháp của bạn sẽ được cải thiện.
 
3. Khóa học phụ đạo ngôn ngữ
 
YFU không cung cấp khóa học ngôn ngữ nào cả. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học phụ đạo thì hãy tự tìm lớp và đăng ký.
 
 
 
 
LIÊN LẠC NGƯỜI THÂN Ở NƯỚC NHÀ
 
Với internet phủ rộng khắp nơi, thật dễ dàng khi cần liên lạc với người thân ở nước nhà. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho việc hòa nhập văn hóa của bạn trở nên chậm chạp và khó khăn hơn.
Nếu bạn cứ cập nhật Facebook và gửi email thì bạn chỉ quanh quẩn trong vốn kiến thức mà bạn sẵn có thôi. Hơn nữa, bạn bè và cha mẹ ruột ở nước nhà sẽ vô cùng lo lắng khi thấy bạn đăng tải những dòng trạng thái không vui.
 
Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên viết nhật ký 1 lần/ tuần, và giữ liên lạc với cha mẹ ruột bằng cách gọi qua Skype hoặc gọi điện thoại 1 lần/tháng. Đừng nên liên lạc bằng Facebook.
 
 
 
THÁNG 1 - THÁNG KHÁC THƯỜNG
 
 
Tháng 1 là tháng lạnh và ảm đạm nhất trong năm (trời tối vào lúc 16h30). Vì ngày ngắn nên mọi người thường ở nhà chứ không thích ra ngoài.
 
Nếu bạn đến Pháp vào tháng 9, bạn sẽ thích ra ngoài và sinh hoạt với bạn bè, nhưng mọi người lại ở nhà. Điều này có thể làm bạn phát chán. Nói cách khác là bạn thấy không thể quen với điều này. Nhưng kiên nhẫn nào! Đến những tháng mà ngày kéo dài hơn và thời tiết đẹp hơn thì mọi hoạt động sẽ trở lại bình thường thôi.
 
Nếu bạn đến học vào tháng 1 thì hãy chuẩn bị tinh thần là trời luôn tối và mọi người sẽ ở nhà. Thời điểm này còn là giữa năm học nên các HS trong trường cũng đã có nhóm bạn rồi. Đó là một thử thách mà bạn phải vượt qua.
 

Đọc thêm: 
 

============================================================

“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”

Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Ngữ pháp phức tạp và nhiều quy tắc biến đổi của tiếng Đức
Tiếng Đức dễ học hay khó học?
Các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng khi du học Mỹ
Du học Mỹ từ bậc Trung học - Nên hay không nên?
Một năm gap year trao đổi văn hóa Bỉ của bạn Khang
Một số cách đơn giản để kết bạn mới nhanh chóng khi ở nước ngoài
Chấp nhận sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng
Kỹ năng giải quyết những xung đột hiệu quả
Một số cách để hóa giải hiểu lầm trong một mối quan hệ
Chương trình Gap Year du học trao đổi văn hóa Bỉ

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam