Với trường hợp chuyến quốc tế đi transit thì điểm dừng sẽ độc lập với điểm đến tiếp theo (không chung visa nhập cảnh).

 

Ví dụ: Chuyến bay của bạn từ Hà Nội đến Amsterdam và transit tại Singapore sẽ có chặng bay là HÀ NỘI – SINGAPORE – AMSTERDAM.

 

Lúc này nếu đã có Boarding Pass của chặng tiếp theo (SIN – AMS) thì bạn đã hoàn toàn yên tâm tiến thẳng đến phòng chờ hoặc xem lịch trình bay trên bảng điện tử. Còn nếu bạn chưa có Boarding Pass thì hãy tìm đến Transfer Desk để nhờ họ hỗ trợ làm thủ tục check–in cho chặng tiếp theo.

 

Nếu bạn đi transit, nhưng điểm dừng và điểm đến tiếp theo có cùng 1 visa nhập cảnh, ví dụ đi từ Hà Nội đến New York (Mỹ), bạn transit tại Los Angeles (Mỹ): HÀ NỘI – LOS ANGELES – NEW YORK, thì lúc này bạn phải làm thủ tục nhập cảnh tại Los Angeles và sau đó đi chặng tiếp theo. 

 

 

Thủ tục lấy hành lý kí gửi trong trường hợp transit


Việc lấy hành lý khi transit sẽ phụ thuộc vào quyết định ban đầu của bạn đã chọn hãng bay nào và điểm transit nào. Cụ thể nếu bạn bay hành trình với 1 điểm dừng và các chặng bay đều do một hãng hàng không khai thác thì sẽ không phải lấy hành lý ở điểm nối chuyến. Ngược lại chuyến bay của bạn do các hãng hàng không khác nhau kết hợp khai thác thì nhất định phải lấy hành lý ra ngoài. Thông thường khi quá cảnh tại sân bay quốc tế thì hành lý ký gửi của bạn sẽ được chuyển thẳng về sân bay đến mà không phải ở sân bay quá cảnh.

 

 

Những lưu ý về hành lý trong trường hợp transit


- Hạn chế mang nhiều hành lý xách tay để đỡ phải xách nhiều. Các sân bay quốc tế lớn thường có nhiều hơn 1 nhà ga nên bạn sẽ phải đi lòng vòng tìm cổng ra để lên máy bay kế tiếp.

 

- Hãy lưu ý và bảo quản hành lý của mình thật tốt bởi những chuyến bay quá cảnh thường dễ xảy ra tình trạng thất lạc hành lý hơn so với các chuyến bay thẳng.

 

- Để hạn chế gặp phải tình trạng mất hay thất lạc hành lý bạn nên sử dụng các vali sáng màu, có gắn tag và tuyệt đối không nên để các đồ vật và vật dụng có giá trị ở bên trong hành lý ký gửi.

 

 

Khi gặp phải trường hợp thất lạc hành lý thì phải làm như thế nào?


Nếu hành lý không đến điểm cuối cùng thì việc đầu tiên bạn cần làm là thông báo sự việc với tiếp viên tại trung tâm dịch vụ hành lý của hãng hàng không đã đưa bạn đến điểm này. Bạn sẽ cần cung cấp mã xác nhận hành lý của hãng cùng vé máy bay và điền thông tin vào tờ khai và liệt kê các vật dụng có trong hành lý của mình, mô tả hành lý/ nhãn hiệu/ hình dáng bên ngoài và một vài chi tiết khác để được hỗ trợ.

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Rèn luyện thái độ sống tích cực
Những yếu tố cần có ở ứng viên đối với nhà tuyển dụng
Mẹo dành cho gia đình bảo trợ du học sinh trao đổi
Trở thành gia đình bảo trợ với Tổ chức YFU
Lời khuyên dành cho phụ huynh có con đang đi du học
Vấn đề thường gặp trong thời gian đầu đi du học
Thay đổi con bạn với chương trình trao đổi ngắn hạn
Sử dụng mạng xã hội hiệu quả
Giao tiếp hiệu quả trên môi trường số
Sử dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam