Tình trạng stress ở du học sinh không được quan tâm sớm và có biện pháp giải quyết thì sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy đáng quan ngại. Ngoài làm sa sút kết quả học tập thì còn ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý, tinh thần. Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát chứng stress ở du học sinh hiệu quả:

 

1. Ăn uống lành mạnh


Chế độ ăn uống có thể thúc đẩy trí não và nuôi dưỡng tinh thần của bạn tốt hơn. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hoạt động tương tự như một kỹ thuật quản lý căng thẳng và hỗ trợ học tập.

Các chuyên gia cho biết, cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp cho các em học sinh không gặp phải tình trạng thay đổi tâm trạng, căng thẳng hay chóng mặt. Các vấn đề cần chú ý bao gồm:

  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây, các loại củ, thực phẩm giàu kẽm,...
  • Hạn chế tiêu thụ các loại ngũ cốc đã qua tinh chế
  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ hộp
  • Không hút thuốc lá và uống rượu bia (tình trạng này hiện đang khá phổ biến ở các em học sinh nam cấp 3)
  • Không ăn các loại đồ ăn chiên rán bán ngoài cổng trường, vỉa hè
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể (khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày). Tuyệt đối không dùng nước ngọt đóng chai thay thế cho nước lọc

 

 


2. Hoạt động thể chất


Hiện nay, rất nhiều em học sinh tỏ ra lười biếng với các hoạt động thể chất. Đây là một thói quen xấu có khả năng làm tăng nguy cơ bị stress hoặc khiến cho các triệu chứng stress ở nên nghiêm trọng hơn.

 

Để sớm kiểm soát chứng stress thì các em học sinh nên dành thời gian hoạt động thể chất mỗi ngày. Ngoài việc tích cực và năng nổ trong các tiết học thể dục ở trường thì nên chú ý tập thể dục ở nhà hoặc chơi các trò chơi ở sân trường trong giờ nghỉ giải lao. 

 

Để có nhiều động lực trong việc hoạt động thể chất thì các em có thể luyện tập những bài tập yêu thích. Ngoài ra có thể lựa chọn các bộ môn thể thao mang lại cảm giác hứng thú để rèn luyện mỗi ngày.

 

Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều hormone endorphin hơn. Từ đó mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái và vui vẻ. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp mang đến nền tảng thể chất tốt cho mọi hoạt động học tập và phát triển.

 

 

3. Xây dựng kế hoạch học tập


Xây dựng kế hoạch học tập là một trong những kỹ năng cần có để giúp việc học tập thực sự hiệu quả. Lập kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện cũng sẽ giúp học sinh giảm tải được một phần áp lực.

Các vấn đề cần chú ý bao gồm:

  • Thiết lập cả mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn
  • Chia nhỏ các mục tiêu ra để thực hiện chúng dễ dàng hơn
  • Nên xác định những hạng mục ưu tiên, xếp theo mức độ quan trọng
  • Dành thời gian trống cho việc nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động khác
  • Cân nhắc về cách học tập mà bạn yêu thích hoặc tiếp thu nhanh
  • Cần theo sát kế hoạch, có thể lập các nhóm học tập để cùng giám sát nhau

 

Các em học sinh nên đặt ra mục tiêu phù hợp cho bản thân. Tuyệt đối không đặt mục tiêu quá cao hay quá khó so với thực lực của mình. Học tập là cả một chặng đường dài, cần cố gắng từ từ để nhận được kết quả tốt mà không khiến cho bản thân bị căng thẳng hay đuối sức.

 

 

4. Chăm sóc giấc ngủ


Stress ở học sinh và tình trạng mất ngủ có sự liên quan và tác động qua lại lẫn nhau. Trên thực tế, những học sinh bị căng thẳng quá mức thường gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ,… Ngược lại, việc ngủ đủ giấc với chất lượng giấc ngủ tốt có thể giúp ích cho sức khỏe tinh thần.

 

Khi ngủ đủ giấc, não bộ có thời gian để tự điều chỉnh những rối loạn bên trong. Từ đó làm giảm tình trạng mất cân bằng các hóa chất trong não. Đồng thời thúc đẩy tốc độ phục hồi các tế bào bị hư tổn do tác động của stress. Đảm bảo giấc ngủ tốt cùng sẽ hỗ trợ làm giảm hormone gây stress như cortisol hay adrenaline.

 

Các em học sinh nên biết cân bằng thời gian học tập và ngủ nghỉ. Hãy cố gắng đi ngủ trước 23 giờ tối và đảm bảo giấc ngủ ban đêm kéo dài 7 – 8 tiếng. Buổi trưa nếu có thể hãy chợp mắt khoảng 30 phút để việc học buổi chiều diễn ra thoải mái hơn. Trường hợp bị khó ngủ hoặc mất ngủ kéo dài thì hãy chủ động báo cho phụ huynh được biết. Việc thăm khám và nhờ đến sự giúp đỡ từ bác sĩ có thể rất cần thiết để các em học sinh có được giấc ngủ chất lượng.

 

 

5. Thực hiện các giải pháp thư giãn


Một số giải pháp thư giãn có thể giúp cho các em học sinh giải tỏa được tình trạng căng thẳng thần kinh. Đồng thời có được tinh thần thoải mái để việc học tập diễn ra suôn sẻ và nhận được kết quả tốt hơn.

 

Có thể áp dụng các giải pháp thư giãn sau đây:

 

Hít thở sâu: Khi cơ thể đang trải qua phản ứng căng thẳng thì bạn sẽ không suy nghĩ được rõ ràng như bình thường. Một cách nhanh chóng để bình tĩnh lại là thực hành các bài tập thở. Nó đặc biệt hiệu quả để làm giảm căng thẳng, lo lắng trước hoặc thậm chí trong khi kiểm tra.


Thư giãn cơ liên tục: Kỹ thuật này bao gồm việc căng và thả lỏng tất cả các cơ cho tới khi cơ thể hoàn toàn thư giãn. Có thể thực hiện trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng.


Nghe nhạc: Đây cũng là một “loại thuốc” làm giảm căng thẳng rất tiện lợi cho các em học sinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy âm nhạc có thể giúp kích thích tâm trí và làm giảm căng thẳng. Học sinh có thể nghe nhạc không lời khi học hoặc nghe các bài nhạc lạc quan để đánh thức tinh thần và thư giãn.

 

 

6. Sắp xếp không gian học tập

 

Sự bừa bộn có thể gây ra căng thẳng. Đồng thời làm giảm năng suất học tập của các em học sinh. Rất nhiều học sinh sống trong một căn phòng lộn xộn. Điều này có tác động tiêu cực tới điểm số. Một cách để giảm bớt stress ở học sinh là hãy giữ một khu vực học tập tối giản, nhẹ nhàng và ngăn nắp.

 

Không gian học tập ngăn nắp, không bị lộn xộn có thể giúp làm giảm mức độ căng thẳng. Đồng thời tiết kiệm được đáng kể thời gian tìm kiếm các đồ vật bị mất. Ngoài ra, nó còn giúp cho học sinh có được cảm giác tích cực trong việc học và khuyến khích học tập nhiều hơn.

 

 

Đọc thêm: 
 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

 

 

Tin tức khác

Văn hóa bàn ăn với người phương Tây
Chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi đi du học
Cách xử lý những tình huống thường gặp ở sân bay
Vấn đề về sức khỏe tinh thần khi sử dụng mạng xã hội
Cách hòa nhập với cộng đồng nhanh chóng
Tiếng Ý được nói ở những nơi nào trên thế giới?
Những nét văn hóa đặc sắc nước Hy Lạp
Tổng hợp những điều thú vị về đất nước Ý
Nguồn gốc về Ngày của Mẹ - Mother's Day
Kỹ năng sống quan trọng khi đi du học

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam