Những lưu ý về phép lịch sự tối thiểu sẽ giúp bạn thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với mọi người xung quanh, tạo thiện cảm cũng như giữ mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

 

1. Nếu bạn nói “tôi mời”, nghĩa là bạn là người thanh toán. Bạn có thể nói “Đi ăn đi” thì trong trường hợp này, ai trả phần của người đó. Nếu một người đàn ông đề nghị được thanh toán cho một người phụ nữ, thì cô ấy có thể đồng ý.

 

2. Đừng bao giờ ghé thăm mà không gọi trước. Nếu ai đó tới nhà bạn mà không báo trước, bạn có thể mặc áo choàng tắm và cuốn lô tóc để nói khéo rằng bạn đang không sẵn sàng để tiếp khách. Khi có khách không mời xuất hiện trước cửa, một phụ nữ Anh thường làm như thế này: cô ấy luôn đi giày, tay cầm mũ và ô. Nếu cô ấy thích vị khách đó, cô ấy sẽ nói “tôi vừa về nhà!”. Nếu không, cô ấy sẽ thở dài và nói: “Ôi tiếc quá, tôi đang chuẩn bị đi”.

 

3. Đừng để điện thoại lên bàn khi đang nói chuyện với người khác. Làm như vậy là bạn đang cho thấy mức độ quan trọng của thiết bị này trong cuộc sống của bạn, là bạn đang tỏ ra chán nản với những gì đang diễn ra và bạn sẵn sàng dừng cuộc trò chuyện vô ích này lại để kiểm tra Facebook/Instagram, hoặc trả lời một cuộc gọi quan trọng.

 

4. Đàn ông đừng bao giờ cầm túi xách giúp phụ nữ. Tuy nhiên, anh ta có thể mang giúp áo khoác vào phòng để mũ áo.

 

5. Nếu bạn đang đi cùng ai đó và người đó chào một người mà bạn không biết thì bạn cũng nên chào họ.

 

6. Hầu hết mọi người cho rằng cách ăn sushi thích hợp nhất là dùng đũa. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc. Đàn ông thì có thể ăn sushi bằng tay.

 

7. Đôi giày của bạn lúc nào cũng nên sạch sẽ.

 

8. Tránh nói những chuyện vô nghĩa qua điện thoại. Nếu bạn cần nói chuyện với ai đó, tốt nhất là nên gặp riêng người đó.

 

9. Nếu ai đó xúc phạm bạn, bạn không nên đáp trả hoặc to tiếng với họ. Chỉ cần mỉm cười và rời khỏi công ty kém văn hóa ấy.

 

10. Một người đàn ông nên đi về phía bên tay trái của người phụ nữ. Quân nhân là trường hợp ngoại lệ duy nhất, vì họ phải luôn ở tư thế sẵn sàng để chào đồng đội.

 

 

11. Các lái xe nên nhớ rằng đi xe qua vũng nước làm bắn lên người qua đường là một hành vi phi đạo đức.

 

12. Những vấn đề nên được giữ bí mật: tuổi tác, tiền bạc, cãi vã trong gia đình, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe, chuyện tình cảm, quà tặng, sự vinh danh và tình trạng bị thất sủng.

 

13. Một người đàn ông không bao giờ nên chạm vào một người phụ nữ mà không xin phép cô ấy. Điều này có nghĩa là những việc này không được chấp nhận: cầm tay cô ấy, chạm vào cô ấy trong cuộc trò chuyện, đẩy hoặc cầm vào phần trên khuỷu tay (trừ khi một người đàn ông đang giúp cô ấy ra hoặc vào xe, hoặc đi qua đường).

 

14. Nếu ai đó gọi cho bạn một cách thô lỗ, bạn không nên trả lời. Hãy là tấm gương về việc hành xử lịch sự.

 

15. Nguyên tắc vàng khi dùng nước hoa là dùng vừa phải. Nếu bạn vẫn có thể ngửi thấy mùi nước hoa của mình vào buổi tối thì có nghĩa là mọi người đã quá mệt với nó rồi.

 

16. Một người đàn ông có giáo dục sẽ luôn thể hiện sự tôn trọng đúng mực với một người phụ nữ.

 

17. Khi có phụ nữ, đàn ông chỉ hút thuốc khi được sự đồng ý của họ.

 

18. Dù bạn là ai – giám đốc doanh nghiệp, học giả, phụ nữ lớn tuổi hay một sinh viên, khi bước vào phòng, bạn nên là người đầu tiên chào mọi người.

 

19. Hãy tôn trọng sự riêng tư của thư tín. Cha mẹ không nên đọc thư của con. Vợ chồng cũng nên tôn trọng nhau như vậy. Kiểm tra túi của ai đó để tìm thư, những lời nhắn tình cảm hay những thứ khác là vô cùng khiếm nhã.

 

20. Đừng cố gắng chạy theo thời trang. Tốt hơn là nên ăn mặc vừa phải, thậm chí là nếu không hợp thời trang thì cũng còn hơn là mặc một bộ đồ mới, hàng hiệu mà trông xấu tệ.

 

21. Nếu bạn được tha thứ sau khi xin lỗi, đừng lại gần đối tượng tấn công một lần nữa. Bạn nên cố gắng tránh những lỗi như thế này trong tương lai.

 

22. Tránh cười, nói chuyện quá to, hay nhìn chằm chằm vào người khác. Như thế là xúc phạm.

 

23. Đừng quên cảm ơn những người thân yêu, người thân và bạn bè. Họ giúp bạn không vì họ phải làm thế. Đó là mong muốn của họ, nên hãy đánh giá cao điều đó.

 

24. Nói “làm ơn” - "cảm ơn" - "xin lỗi" thường xuyên hơn. Đa số người phương Tây đều nói “làm ơn” khi họ muốn thứ gì đó. Ví dụ, nếu gọi món trong nhà hàng, bạn có thế nói “Làm ơn cho tôi món súp”. Nếu bạn yêu cầu gì đó mà không nói “Làm ơn”, người nước ngoài sẽ nghĩ bạn bất lịch sự.


Người nước ngoài nói “Cảm ơn” rất nhiều. Ở nhiều nền văn hóa, người ta chỉ nói lời “cảm ơn” cho những sự kiện quan trọng. Nhưng ở nước ngoài, mọi người thường nói “cảm ơn” cho cả những cử chỉ nhỏ nhặt. Ví dụ, nếu bạn đưa ai một cuốn sách, họ cũng sẽ nói cảm ơn. Hãy nhớ nói “Cảm ơn,” nhất là khi có ai giúp đỡ hoặc cố giúp đỡ bạn.


Người nước ngoài cũng nói “xin lỗi” thường xuyên hơn các nước khác như ở khu vực châu Á. Ví dụ, nếu vô tình va vào bạn ngoài đường, họ có thể nói “xin thứ lỗi” hoặc “xin lỗi”. Người Mỹ, nhất là phụ nữ, đôi khi dùng “xin lỗi, tôi rất tiếc” để bày tỏ nỗi buồn vì chuyện xảy đến với bạn, dù họ không liên quan gì đến chuyện đó. Ví dụ, bạn kể với một người rằng mình bị bệnh cuối tuần vừa rồi hoặc có một người bạn mới qua đời. Người này có thể đáp lại “Tôi rất tiếc” để tỏ ra cảm thông và lịch sự.

 

 

25. Nói “xin chào” với người mới gặp. Lần đầu gặp mặt, người nước ngoài thường nói “Xin chào” hoặc, “Chào, hân hạnh được gặp bạn.” Nếu bạn đi cùng người khác thì cũng nên giới thiệu cả người đó. Lần sau gặp lại, bạn có thể nói, “Rất vui được gặp lại bạn,” hoặc, “Tôi nhớ có gặp bạn tháng trước. Bạn khỏe không?”

 

 

26. Đừng bắt tay nếu thấy không thoải mái. Đa phần, người Mỹ sẽ bắt tay bạn khi gặp. Nếu không thoải mái, bạn cứ chắp tay lại và nghiêng đầu về phía trước. Đây là cách lịch sự cho thấy bạn không muốn bắt tay. Một vài người Mỹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết bạn không muốn bắt tay nhưng không sao. Nếu bạn đến từ một nền văn hóa mà nam nữ không cùng gia đình thì không được chạm vào nhau, hãy lịch sự giải thích điều đó cho người bạn gặp. Bạn không phải làm điều gì mình khiến bản thân khó chịu.

 

27. Đứng cách xa ít nhất một bước khi nói chuyện với người mới gặp. Người Mỹ thường muốn có không gian riêng quanh mình hơn là người nước khác. Ở Mỹ, thông thường mọi người đứng cách nhau khoảng một foot. Ngay cả người chung một nhóm cũng có khoảng cách. Nếu khi nói chuyện bạn đứng quá gần, người ta sẽ nghĩ bạn hung hăng hoặc thân thiết quá mức. Họ có thể lùi một bước hoặc tỏ vẻ hơi ngạc nhiên hay phản đối. Trái lại, nhiều người Mỹ thể hiện cảm xúc bằng cơ thể và có thể ôm tay bạn khi trò chuyện hoặc ôm bạn khi mới gặp lần đầu. Nếu như vậy làm bạn khó chịu, bạn có thể lùi lại.

 

28. Nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện. Chúng tôi khuyến khích bạn giữ gìn những nét quan trọng trong văn hóa của mình. Tuy nhiên, nhìn vào mắt đối phương khi trò chuyện là điều bạn có thể làm để thích nghi với đời sống ở nước ngoài. Người nước ngoài thường nhìn vào mắt mọi người khi nói chuyện. Có thể họ sẽ không nhìn vào mắt bạn từ đầu tới cuối cuộc đối thoại mà chỉ phần nào thôi. Nếu có người nói chuyện với bạn mà bạn không nhìn vào mắt họ, họ sẽ nghĩ bạn đang che giấu điều gì đó hoặc đang có bí mật.

 

29. Văn hóa xếp hàng. Hầu hết người nước ngoài đều được dạy từ nhỏ rằng phải xếp hàng chờ tới lượt. Vì vậy, nếu bạn ở cửa hàng hoặc đi mua vé xem phim, khả năng cao là bạn sẽ thấy một hàng người. Thông thường, mọi người xếp hàng tuần tự. Đôi khi có người “giữ chỗ” cho người khác, nhưng đa số người nước ngoài sẽ chờ tới lượt mình. Dù có thể có người chen hàng (tới đứng trước mặt bạn), phần lớn mọi người sẽ chờ đến lượt. Khi đi máy bay cũng vậy. Mọi người thường đợi tới lượt hàng ghế của mình rồi mới xuống máy bay.

 

30. Giữ cửa mở cho người khác. Đa phần người nước ngoài sẽ giữ cửa mở cho bạn khi bạn ra/vào bất kỳ tòa nhà nào. Dù là nam hay nữ thì giữ cửa cho người phía sau đều là điều lịch sự.

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Cách cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề
Du học trao đổi văn hóa với Tổ chức YFU
Hoạt động ngoại khóa để bạn trẻ khẳng định bản thân
Hoạt động ngoại khóa giúp nâng cao kỹ năng mềm
Cần xác định mục tiêu bản thân trước khi đi du học
Vượt qua nỗi lo bất đồng ngôn ngữ khi du học
Du học sinh trao đổi văn hóa đến từ Argentina của YFU Vietnam
3 sân bay nhộn nhịp nhất nước Đức
Cần mang theo giấy tờ gì khi đi khám sức khỏe ở Đức

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam