Nếu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong thời gian trước khi khởi hành, du học sinh sẽ có hành trình sinh sống và học tập dễ dàng hơn rất nhiều.
Tâm lý lo sợ khi không hiểu ngôn ngữ
Bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi đi du học đầu tiên đó chính là tâm lý vượt qua nỗi lo sợ khi mình không hiểu ngôn ngữ. Ngay cả những bạn đã có tiếng Anh khá tốt đi chăng nữa, cũng đều lo ngại vấn đề này. Từ trước tới nay, các học sinh Việt Nam chúng ta học tiếng Anh chỉ ở trên trường và chủ yếu học ngữ pháp là chính và không có môi trường luyện tập. Vì thế, dẫn đến tình trạng các bạn bị nhút nhát và dè dặt và mất tự tin.
Ngoài ra, cũng giống như Việt Nam có các vùng miền, ở nước ngoài cũng thế, họ cũng có những vùng miền khác nhau nên không thể tránh được ngôn ngữ địa phương, hay đặc biệt là tiếng lóng. Do đó, nỗi lo sợ không hiểu ngôn ngữ ngày một tăng cao. Bạn hãy chuẩn bị tâm lý thật sẵn sàng đến đối mặt và tránh sốc vì những điều này.
Trước khi đi du học, bạn hãy tranh thủ học tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài ít nhất 3 tháng hoặc ngôn ngữ nước bạn đến. Hãy mạnh dạn nói và nhất định không được ngại, khi sai thầy cô sẽ sửa cho bạn, càng nói nhiều thì tiếng Anh của bạn càng tiến bộ nhanh. Đồng thời, khi đi du học thời gian đầu, bạn nên ở nhà dân bản xứ, bởi như vậy sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh, cũng như được tiếp xúc văn hóa và hiểu cả những tiếng lóng trong ngôn ngữ của họ, từ đó bạn sẽ tự tin hơn trong vấn đề giao tiếp hơn nhé.
Lo lắng về vấn đề văn hóa
Lo lắng về vấn đề văn hóa cũng là tâm lý bạn cần chuẩn bị trước khi đi du học. Khi sang nước ngoài, bạn bắt đầu tiếp xúc với một môi trường sống và những con người hoàn toàn khác lạ so với Việt Nam, bởi có rất nhiều người bạn đến từ nhiều quốc gia cùng nhiều nếp văn hóa khác nhau đến du học. Tất cả lối sống và văn hóa ứng xử, hay tập quán phong tục cũng có nhiều khác biệt với bạn. Vì vậy, sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng sốc khi phải thích nghi với nhiều thay đổi của cuộc sống.
Bạn hãy cố gắng kết bạn, thật hòa đồng và mở lòng với mọi người. Đồng thời, hãy chào hỏi vui vẻ và tự tin vào ngôn ngữ của mình, khi tiếp xúc với mọi người. Và nếu như, bạn biết ít tngoại ngữ có thể nói chuyện bằng ngôn ngữ cơ thể “body language” hay “speak with your hand” nhé. Dần dần khi bắt nhịp được cuộc sống và quen nhiều người thì tâm lý lo lắng về về đề văn hóa sẽ tan biến đi.
Lo lắng về vấn đề ăn uống
Văn hóa ẩm thực khi sang nước ngoài sinh sống là một điều bạn cần phải thích nghi, do mỗi quốc gia có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Tuy nhiên, việc thay đổi các món ăn uống là điều không hề đơn giản và cần phải mất một thời gian dài để thay đổi.
Khi chuẩn bị đi du học, bạn hãy chuẩn bị cho mình các đồ ăn khô của Việt Nam như mì tôm, phở, miến để ăn tạm thời gian đầu. Đồng thời, bạn hãy nên mang theo các loại gia vị truyền thống của Việt Nam để chế biến món ăn của mình giống như ở quê nhà. Thời gian dài bạn sẽ từ từ quen và thích nghi được.
Lo lắng về chi phí du học và sinh hoạt quá cao
Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế thì việc để lo cho con mình đi du học thật đơn giản và không hề là gánh nặng. Tuy nhiên, khá đông học sinh Việt Nam là con em gia đình không khá giả thì e ngại về vấn đề chi phí là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là điều mà bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi đi du học và tìm ra hướng giải quyết.
Hầu như ở nước ngoài, các ngành nghề đều phát triển, kéo việc thiếu nhân lực lao động chân tay là điều tất yếu. Bởi thế, bạn hãy đi làm thêm để trang trải một phần kinh tế cho gia đình. Ngoài ra, còn có thể giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm giao tiếp, nhiều mối quan hệ và thích nghi cuộc sống…Việc làm part time sẽ không chiếm quá nhiều thời gian của bạn đâu, nên bạn vẫn hoàn toàn có đủ thời gian để học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường. Nếu bạn đi du học khi chưa đủ tuổi để kiếm việc làm thêm, thì bạn có thể cân đối chi tiêu cá nhân của mình sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu mua sắm của bản thân. Ghi nhớ chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá cũng sẽ giúp bạn sẽ tiết kiệm được kha khá đó nhé.
Tâm trạng nhớ nhà
Có lẽ, xa gia đình là cái mất lớn nhất cũng như là cái được lớn nhất của du học sinh. Bởi, dù bạn có được nuôi dạy độc lập đến như nào, đã từng sống một mình bao nhiêu lâu thì gần như cũng không có trải nghiệm nào có thể so sánh được với việc đi du học và cách xa bố mẹ mình đến hàng trăm nghìn cây số. Tâm trạng nhớ nhà sẽ theo bạn không nguôi, thế nên bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi đi du học thật tốt.
Cách giải quyết tốt nhất cho tâm lý này đó là trước khi đi du học bạn hãy mang theo bên mình những hình ảnh và món đồ liên quan đến gia đình, đồng thời lên khung thời gian cố định gọi điện liên lạc cho bố mẹ qua videocall và nhớ để ý tới lệch múi giờ. Và hãy mở thật rộng lòng ra, làm quen kết bạn với những du học sinh khác, cũng như tham gia câu lạc bộ để mở rộng mối quan hệ.
Bên cạnh đó, khi tách khỏi gia đình là một trải nghiệm vô cùng quan trọng giúp bạn trưởng thành. Bạn sẽ tự mình lo toan toàn bộ mọi thứ trong cuộc sống của bạn từ học tập, ăn uống, đi lại, sinh hoạt. Từ đó sẽ tôi luyện cho bạn mạnh mẽ hơn, độc lập hơn, cẩn trọng hơn và trưởng thành hơn.
Gặp quá nhiều người châu Á khi đi du học
Bạn đừng quá ngạc nhiên khi bạn bắt gặp quá nhiều người Trung Quốc, Ấn Độ, thậm chí là Việt Nam khi ở nước ngoài. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi du học và được trải nghiệm nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới là điều hiển nhiên. Đặc biệt, những quốc gia châu Á này là một trong những quốc gia có số lượng du học sinh vô cùng đông đảo.
Vì thế, hãy tận dụng cơ hội làm quen với du học sinh Việt Nam, hay các nước láng giềng đều sớm hòa nhập được với cuộc sống nước ngoài cũng như tránh được những cú sốc tâm lý khi đi du học nhé!
Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090 307 9523
Hotline: 090 370 9523
Email: info@yfuvietnam.org
Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam