Người Bỉ cũng rất giống người Việt Nam ở tính cách cởi mở, hiếu khách, yêu chuộng hòa bình. Bỉ được coi là một đất nước của nghệ thuật sống: có khả năng thích nghi cao do vị trí nằm ở trung tâm châu Âu, được coi là điểm dừng của nhiều đội quân viễn chinh Pháp, Ðức, Tây Ban Nha. Nước Bỉ đã trải qua một lịch sử hàng nghìn năm liên tục bị xâm lăng và điều đó đã để lại dấu ấn rõ nét trong văn hóa: một nền văn hóa pha trộn đa sắc.


 
Sản xuất và buôn bán socola không chỉ là một ngành thương mại chủ lực, mà còn là một nét đẹp văn hóa ở Bỉ. Do vậy, nhiều chủ cửa hàng thổ lộ, dù cả năm dài không mở cửa, không bán được dù chỉ một thỏi sôcôla, vẫn duy trì cửa hàng, vẫn ngày ngày vệ sinh sạch đẹp và giữ gìn không gian văn hóa riêng. Các xưởng sản xuất sôcôla dù phải cắt giảm nhân viên nhưng vẫn duy trì hoạt động trong giai đoạn giãn cách. 

Nhiều chủ cửa hàng Socola, quán bia ở Bỉ cho rằng, dù thế giới có biến động đến mức nào đi nữa thì tình yêu của người Bỉ dành cho hai sản phẩm trứ danh này sẽ không bao giờ mất. Họ vẫn kiên nhẫn, giúp đỡ nhau tìm ra giải pháp để khôi phục thị trường. "Đây không phải là món ăn hoặc thức uống thông thường, mà là một nét đẹp văn hóa lâu đời không thể tách rời khỏi người dân Bỉ”, ông chủ một hãng sôcôla ở Brussels khẳng định.
 
Bia Bỉ cũng có sức thu hút và phổ biến không kém socola. Thật khó hình dung được hết sự đa dạng và phong phú của thức uống này ở Bỉ. Ở đất nước có chưa tới 12 triệu dân, diện tích thuộc loại nhỏ nhất châu Âu nhưng có đến hơn 300 nhà máy, cơ sở sản xuất bia, với khoảng 1.500 nhãn hiệu bia gồm 700 hương vị khác nhau, từ bia được ủ bằng men gia truyền đến bia của những nhà máy lớn, nên bất kỳ ai cũng có thể tìm được một loại bia nào đó phù hợp với mình. Trong số đó có nhiều nhãn bia nổi tiếng thế giới như Pils, Trappist, Chimay... Chính vì thế, vào năm 2016, bia Bỉ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 
 
Bia Bỉ xuất khẩu khắp thế giới trong khi trung bình mỗi người Bỉ uống khoảng 70 lít bia/năm. Thế mà suốt nhiều tháng qua, do không tổ chức tiệc tùng, cũng không gặp gỡ cuối tuần và không có những bữa ăn ở nhà hàng, quán xá nên bia Bỉ hầu như bị quên lãng. Nay nhà hàng được mở cửa trở lại, người Bỉ đã có thể vui vẻ nâng ly vào dịp cuối tuần, nhưng vì du lịch vẫn chưa thật sống động nên sản lượng bia còn thấp, chưa đạt được 50% so với trước đây. Thế cũng đã khả quan hơn so với socola. 

 
Ở nhiều nơi trên thế giới, nghệ thuật uống bia đã được tôn vinh thành một văn hóa. Người Đức uống bia vào cuối tuần để trò chuyện. Còn người Bỉ? Người Bỉ uống bia trong các quán cà phê. Họ có thể ngồi tán ngẫu hàng giờ, chơi bi-a và uống bia. Với người Bỉ bia là thức uống hàng ngày, nó giống như người Pháp uống rượu vang vậy. Họ uống bia để kích thích ngon miệng. Người Bỉ rót bia không bao giờ rót cạn chai. Và uống cạn nhưng vẫn ý nhị để một chút ở đáy cốc. Sự đa dạng trong cả hương vị lẫn màu sắc và phương pháp sản xuất bia Bỉ là điều hiếm nước nào làm được. Chính điều đó tạo nên niềm tự hào trong di sản văn hóa và ẩm thực của người Bỉ.
 
Đọc thêm: 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
 yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org
 

Tin tức khác

Ngữ pháp phức tạp và nhiều quy tắc biến đổi của tiếng Đức
Tiếng Đức dễ học hay khó học?
Các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng khi du học Mỹ
Du học Mỹ từ bậc Trung học - Nên hay không nên?
Một năm gap year trao đổi văn hóa Bỉ của bạn Khang
Một số cách đơn giản để kết bạn mới nhanh chóng khi ở nước ngoài
Chấp nhận sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng
Kỹ năng giải quyết những xung đột hiệu quả
Một số cách để hóa giải hiểu lầm trong một mối quan hệ
Chương trình Gap Year du học trao đổi văn hóa Bỉ

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam