Du học sinh Việt thường mang theo tinh thần tôn trọng và giữ gìn các giá trị truyền thống của quê hương, cùng với đó là việc hòa nhập vào môi trường mới một cách linh hoạt và tôn trọng đặc điểm văn hóa của Đức. Do vậy, các bạn du học sinh Việt vẫn cần lưu ý những đặc điểm nổi bật trong phong cách sống của con người Đức như sau:

 

1. Thời gian


Trong khi ở Việt Nam, thời gian có thể linh hoạt hơn và sự chuẩn bị có thể là một quá trình nhanh chóng, nhưng người Đức thường coi trọng sự chính xác và tính toàn diện. Mọi người ở Đức thường đặc biệt chú trọng đến việc tuân thủ thời gian và kế hoạch. Thường trước cuộc hẹn họ có mặt sớm hơn 5-10 phút hoặc trường hợp khác là làm việc với cơ quan, tổ chức thì phải đặt lịch trước. Người Đức hiếm khi làm việc hoặc tiếp xúc với người khác khi không có lịch hẹn trước. Đó cũng là một nét văn hóa hay của người Đức nhưng đối với một số trường hợp cụ thể thì đôi lúc nó lại là sự cứng nhắc không cần thiết và sự linh hoạt trong công việc, văn hóa của người Việt được đánh giá cao hơn.

 

Văn hóa về lịch hẹn và thời gian chuẩn bị ở mỗi nước có sự khác nhau nhưng chúng ta hãy là người lịch sự khi tới cuộc hẹn đúng giờ và là người có thể sắp xếp thời gian một cách khoa học.

 

 

2. Cách giao tiếp và ứng xử trong xã hội


Việt Nam có văn hóa giao tiếp nhiều dựa trên sự ấm áp của gia đình và quan tâm cá nhân, vì người Việt thường có xu hướng cả gia đình nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Ngược lại, ở Đức, giao tiếp thường trực tiếp và thẳng thắn hơn, người ta thường tránh sử dụng biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ, điều này cũng phản ánh hiện thực của xã hội, con người Đức độc lập tự chủ ngay từ khi còn rất nhỏ. Và thông thường thanh niên Đức sau 18 tuổi đều lựa chọn ra ngoài tự lập và sống một cách tự chủ.

 

Hiện nay, do tốc độ phát triển xã hội tương đối nhanh một số bộ phận giới trẻ ở Việt Nam cũng đang lựa chọn cách sống độc lập và tự làm chủ cuộc sống. Đây không còn là trào lưu nhất thời nữa mà nó đã chứng tỏ được sự ưu thế nhất định trong xã hội nhưng bên cạnh đó sẽ tồn tại nhược điểm rằng giới trẻ ngày nay lại có xu hướng lập gia đình muộn hơn, sinh ít con hơn so với các thế hệ trước đó.

 

 

3. Quan niệm về công việc và sự đổi mới


Ở Việt Nam, sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh với thay đổi thường được đánh giá cao. Vì vậy, các xu hướng, công nghệ, luồng văn hóa mới… được cập nhật ở Việt Nam rất nhanh, tạo nên nét độc đáo mới mẻ của một quốc gia đang phát triển với tốc độ chóng mặt.

 

Trái ngược, ở Đức, sự tổ chức và tính toàn diện trong công việc được đặt lên hàng đầu, và việc đổi mới được khuyến khích thông qua các quy trình chặt chẽ. Vì vậy nên một số điều về kỷ luật, làm việc theo trình tự trở thành một trong những điểm nhận dạng đặc trưng nằm trong con người Đức, dân tộc được mệnh danh là ” Những cỗ xe tăng”.

 

 

4. Sự chăm sóc và quan tâm đến môi trường sống


Việt Nam thường coi trọng sự gắn kết gia đình và mối quan hệ cá nhân, trong khi ở Đức, sự chăm sóc xã hội được thể hiện thông qua các chính sách an sinh xã hội và quyền lợi của công dân.

 

 

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Ngữ pháp phức tạp và nhiều quy tắc biến đổi của tiếng Đức
Tiếng Đức dễ học hay khó học?
Các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng khi du học Mỹ
Du học Mỹ từ bậc Trung học - Nên hay không nên?
Một năm gap year trao đổi văn hóa Bỉ của bạn Khang
Một số cách đơn giản để kết bạn mới nhanh chóng khi ở nước ngoài
Chấp nhận sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng
Kỹ năng giải quyết những xung đột hiệu quả
Một số cách để hóa giải hiểu lầm trong một mối quan hệ
Chương trình Gap Year du học trao đổi văn hóa Bỉ

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam