Xác định quốc gia lý tưởng mà bạn muốn đến học Mặc dù một số chương trình không cam kết về điểm đến trong việc du học trao đổi, nhưng việc chọn lựa quốc gia mà bạn muốn đến vẫn có ích. Điều này có thể giúp bạn chuẩn bị hồ sơ, trách nhiệm tài chính, yêu cầu về học vấn và khắc phục về ngôn ngữ.
Cung cấp điểm số về trình độ học vấn và ngoại ngữ Hầu hết quy trình đăng ký sẽ đòi hỏi bằng chứng cho thấy bạn có khả năng giao tiếp căn bản ở quốc gia sở tại. Ở một số nước, đó có thể là chứng chỉ ngoại ngữ tổng quát. Một số quốc gia khác có thể quy định về các bài kiểm tra và đánh giá bắt buộc. Học ngôn ngữ đất nước mà bạn định đến ở mức căn bản. Yêu cầu về ngôn ngữ khác nhau tùy theo điểm đến và chương trình mà bạn tham gia. Một số trường hợp đòi hỏi bạn phải thông thạo ngôn ngữ nước sở tại mới có thể sống được ở đó, trong khi các trường hợp khác chỉ cần trình độ ngôn ngữ ở mức căn bản là đã đủ để bắt đầu. Mặc dù kỹ năng ngoại ngữ sẽ cải thiện khi ở nước ngoài nhờ sinh viên hoàn toàn ở trong môi trường của ngôn ngữ đó, tuy nhiên cũng có vài vấn đề về ngôn ngữ của nước sở tại mà bạn cũng nên biết. Xác định xem liệu quốc gia bạn muốn đến có chấp nhận trình độ học vấn của bạn không. Các quốc gia khác nhau có đưa ra các lựa chọn sinh sống và học tập ở nước ngoài khác nhau dành cho sinh viện đại học và học sinh trung học. Tìm hiểu xem liệu nơi mà bạn muốn đến có chấp nhận nhóm tuổi và/hoặc trình độ học vấn của bạn không. Việc ra nước ngoài đối với học sinh trung học có thể là một chuyển biến lớn hơn so với sinh viên đại học do nhiều khó khăn về ngôn ngữ và xã hội hơn.
Xin hộ chiếu và thị thực nếu cần thiết Một số quốc gia có thể đòi hỏi hộ chiếu, và một số quốc gia khác yêu cầu cả hộ chiếu và thị thực. Việc này cũng có thể tùy thuộc vào nguồn gốc và quan hệ chính trị của quốc gia bạn ở với quốc gia nước sở tại. Bạn cần xem trên website chính phủ để xem danh sách các quy định cụ thể khi đi ra nước ngoài. Hiểu rằng một số quốc gia đòi hỏi bạn phải nộp hồ sơ hoặc phải đến tòa lãnh sự để được đóng dấu hộ chiếu và thị thực hợp lệ.
Lưu ý rằng: Một số quốc gia có những yêu cầu về thị thực dựa trên khoảng thời gian mà bạn dự định ở lại ở đất nước họ.
Đăng ký và nộp đơn vào chương trình mà bạn mong muốn tham gia. Nói chung, việc nộp đơn tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế không khó. Đa số các chương trình này chỉ yêu cầu những thông tin căn bản như tên, giới tính, quốc gia muốn đến, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email, và sân bay quốc tế gần nhất. Họ cũng có thể ra thời hạn cuối nộp đơn.
Vào website, trang Facebook của chương trình, nếu bạn không biết chắc về thời hạn cuối cho việc đăng ký.
Nộp hồ sơ bổ sung Nhiều chương trình yêu cầu thông tin bổ sung về trình độ ngoại ngữ. Ngoài việc chứng minh rằng bạn có hộ chiếu và thị thực hợp lệ, có thể bạn còn phải cung cấp bản sao hộ chiếu bổ sung, bảng điểm, sơ yếu lý lịch và một số tài liệu khác.
Tham dự buổi định hướng Hầu hết các chương trình có một buổi định hướng trước khi đi. Buổi định hướng có thể ở địa điểm của bên tổ chức hoặc khi bạn đã đặt chân đến nước sở tại. Cả hai buổi định hướng này cung cấp các chi tiết và giải đáp các thắc mắc cuối cùng để giúp mọi việc tiến triển thuận lợi.
Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090 307 9523
Hotline: 090 370 9523
Email: info@yfuvietnam.org
Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam