Có được một bằng cấp nước ngoài sẽ giúp bạn thêm nhiều kinh nghiệm mới mẻ, đồng thời trong quá trình học tập và làm việc du học cũng cho phép bản thân nhìn nhận thế giới nhiều hơn. Rất nhiều các bạn trẻ cảm thấy việc đi du học là khá hấp dẫn; du học tăng khả năng có việc làm, du học phát triển kỹ năng ngoại ngữ cũng như đem lại cho bạn cơ hội du lịch. Có rất nhiều khía cạnh của việc du lịch, cư trú hay học phí quốc tế mà bạn cần phải tính toán trước khi chọn địa điểm cụ thể. Sau đây là 8 tiêu chí bạn nên cân nhắc trước khi quyết định đất nước để du học.
1. TÀI CHÍNH
Nợ học phí có lẽ là nguyên nhân gây ra sự phiền muộn cho rất nhiều học sinh, nhưng chúng lại tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ có cơ hội được học đại học. Khi nhìn vào những chi phí cho việc du học, hãy để ý các loại hỗ trợ tài chính mà trường có: nợ học phí, trợ cấp và học bổng đều là các sự lựa chọn và chúng sẽ có sẵn dựa theo đất nước quê nhà và quốc gia du học bạn đang nhắm đến trong tương lai.
Việc chọn lựa sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chọn dựa theo sắc tộc tôn giáo, hoàn cảnh gia đình, hiệp định hỗ trợ, và ngành học bạn muốn. Sẽ luôn có sự khác biệt về số tiền được hỗ trợ đối với từng quốc gia và trường học.
2. NGÔN NGỮ
Mặc dù chuyển đến sinh sống ở một đất nước lạ là cách rất tốt để bạn học được thứ tiếng mới, nhưng nếu bạn đã có thể nói được nhiều thứ tiếng vậy thì sẽ tốt hơn nếu bạn chọn quốc gia nơi bạn đã từng học ngôn ngữ đó. Chú tâm vào việc học ngôn ngữ sẽ rất có ích và đó cũng là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời để bạn thúc đẩy bản thân. Đồng thời, đây cũng là thời điểm mà không một ngôn ngữ bản địa nào có thể ảnh hưởng đến học tập và việc bạn sinh sống ở đất nước đó.
Hầu hết các trường đại học tập trung nhiều học sinh quốc tế sẽ cung cấp khóa học và học phí bằng tiếng Anh, nhưng hãy kiểm tra chắc chắn lại ngôn ngữ mà mỗi khóa học được cung cấp trong trường. Hơn thế nữa, hay chú ý rằng một số trường học sẽ yêu cầu trình độ tiếng. Ví dụ như ở Thụy Sỹ, trừ khi bạn có thể nói một trong những ngôn ngữ chính của đất nước, bạn sẽ không thể đăng ký bất cứ khóa sau đại học nào hết.
Ngoài việc chỉ đơn giản là nói ngôn ngữ khác ra thì có lẽ bạn sẽ cần phải học thêm phong cách viết, quy tắc viết, và tiêu chuẩn mà có thể sẽ khác xa với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình đấy!
3. CÁC MỐI QUAN HỆ
Di chuyển đến một nơi nào đó có thể sẽ hơi nản chí, thế nhưng có người quen xung quanh, những ai mà bạn có thể chia sẻ chung điều gì đó sẽ khiến cho sự thay đổi này dễ dàng hơn đôi chút. Đất nước có số sinh viên quốc tế cao tỉ như Hồng Kong hay Thụy Sĩ sẽ luôn có môi trường cho sinh viên ngoại quốc. Hãy chắc chắn kiểm tra xem những hỗ trợ gì mà trường đại học cung cấp cho sinh viên quốc tế và số lượng câu lạc bộ, cũng như hội nhóm dành cho các sinh viên đến từ nước khác.
Ngoài ra, quốc gia nơi có nhiều con người xa xứ ở như Tây Ban Nha hay Úc cũng là một lựa chọn để bạn thử kiếm tìm trường học. Nơi đây hẳn là đã có những mạng lưới quan hệ bên ngoài khu đại học nơi các bạn sinh viên tìm đến tham gia.
4. DU LỊCH
Một nguyên nhân rất quan trọng khi sinh viên chọn đi du học chính là cơ hội để được tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Với những ai hy vọng về sự toàn cầu hóa trong quá trình học và nghiên cứu của mình, tốt hơn hết là bạn nên chọn vùng đất hoặc quốc gia thân thiện với du khách nước ngoài.
Châu Âu lục địa là nơi có rất nhiều quốc gia nằm kề sát nhau và đối với sinh viên Châu Âu, ở vùng Schengen sẽ rất có lợi khi được tự do đi lại giữa các đất nước.
Một địa điểm thu hút khác chính là Đông Nam Á hay Bắc Mỹ, nơi bạn có thể khám phá nhiều quốc gia với từng nền văn hóa độc đáo khác nhau.
5. NHỮNG KHÓA HỌC NGOẠI KHÓA
Nếu ở quê nhà bạn có sở thích hay một môn thể thao mà bạn thường xuyên chơi hoặc bạn là một thành viên của ban tổ chức xã hội, thì việc kiểm tra liệu bạn có thể tiếp tục làm những điều kể trên ở đất nước bạn muốn đến luôn là điều cần thiết.
Có lẽ một số bạn nghe điều này sẽ cảm thấy không quan trọng nhưng có một điểm chung kết nối bạn và người lạ với nhau sẽ là yếu tố thiết yếu để xây dựng những mối quan hệ mới, đặc biệt là khi có rào cản ngôn ngữ. Hãy suy xét lại những lựa chọn khả thi bạn có và bạn sẽ biết liệu sở thích của mình có được quan tâm đến hay không nhờ vào những bản quảng cáo xã hội ở từng nước.
6. CÁC LIÊN KẾT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO HỌC
Hãy nhìn vào bên trong để bắt đầu. Nếu bạn đã, đang học ở quê nhà và quyết định dành một năm đi du học, hãy tận dụng thời gian để tìm hiểu tất cả sự liên kết của ngôi trường bạn đang học với các trường đại học đối tác khác trên toàn thế giới. Điều này sẽ cho bạn thêm một sự hỗ trợ và một mạng lưới an toàn về tổ chức và hoàn thiện hơn quyết định của bản thân.
7. NỘI DUNG KHÓA HỌC
Bất kể địa điểm du học nào, điều bạn cần cân nhắc nhất chính là cách khóa học được truyền tải (cung cấp). Việc tìm hiểu cách dạy của khóa học rất quan trọng (cho dù đó là lớp giảng hay thực hành), bạn cần phải đọc danh sách và hình thức đánh giá để đảm bảo chúng phù hợp với những gì bạn muốn mình được giảng dạy. Hãy nhìn vào các lựa chọn của chương trinh dạy học và chắc chắn rằng nội dung môn học phù hợp với những gì bạn quan tâm.
Bạn có lẽ sẽ muốn điều chỉnh khóa học bằng cách chọn và kết hợp các chương trình dạy học lại với nhau. Một số quốc gia sẽ suy nghĩ thoáng về việc này hơn một số quốc gia khác. Ví dụ như trường đại học ở Mỹ cho phép học sinh chọn ngành chính cùng với chương trình học của các ngành khác để cung cấp một nền giáo dục toàn diện hơn. Trong khi đó, rất nhiều quốc gia Châu Âu sẽ chỉ cho phép học sinh chọn chương trình trong phạm vi khóa học chính thay vì cho phép sinh viên khám phá những lĩnh vực ngành học khác.
8. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ XIN HỌC
Ngoài việc tìm kiếm sự liên kết giữa các trường đại học (nếu có), việc tìm những thỏa thuận quốc tế giữa đất nước của bạn trên toàn thế giới cũng là điều nên làm. Ví dụ như người dân EU sẽ cảm thấy việc tìm một nơi học trong vùng Châu Âu (nơi họ không cần lấy visa học sinh) là dễ dàng hơn.
Không giống như hệ thống UCAS của Anh Quốc, các đất nước khác sẽ có hệ thống riêng của họ và cách những người bản xứ xin học có thể khác với những người quốc tế. Rất nhiều trường đại học nhận đơn đăng ký trực tiếp nhưng vẫn sẽ luôn có các tổ chức bên ngoài sẵn sàng giúp đỡ với các thủ tục giấy tờ nếu học sinh cần. Một khi bạn đã nộp đơn, bạn có thể sẽ phải làm một bài thi đầu vào. Ví dụ như ở Anh, sẽ có bài thi ở lĩnh vực mà trình độ chuyên môn của nước họ không chấp nhận, hoặc Ở Trung Quốc sẽ có bài kiểm ra trình độ ngôn ngữ như bài thi HSK để chứng minh sự nắm bắt tốt Hán ngữ của học sinh.
Bất kể bạn chọn nơi nào để đi học đi chăng nữa, lợi ích của việc bước ra khỏi vùng an toàn là không thể nghi ngờ. Mặc dù sẽ có những rủi ro không tránh khỏi, đây cũng là cơ hội chỉ đến một lần trong đời mà bạn khám phá, học hỏi và phát triển bản thân.
====================
Tác giả: Stephen Spriggs
Link bài gốc: Eight tips on how to choose where to study abroad
Dịch giả: Bùi Hà -ToMo - Learn Something New
Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090 307 9523
Hotline: 090 370 9523
Email: info@yfuvietnam.org
Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam