Lễ Phục sinh (Easter Day) là một ngày lễ quan trọng trong năm của người theo Thiên Chúa giáo (Kitô giáo). Ngày lễ này thường diễn ra vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 mỗi năm nhằm tưởng niệm đến sự kiện chết và sống lại của Chúa Giê-su từ cõi chết sau ba ngày bị đóng đinh trên thập tự giá. Ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Úc,… ngày lễ này là dịp để mọi người vui chơi, ăn mừng lễ bên gia đình và người thân.

 


Những biểu tượng của Lễ Phục sinh

 


Trứng Phục sinh

 

Trứng Phục Sinh là biểu tượng của sự sống mới, là đại diện cho hình ảnh tái sinh thiêng liêng của Chúa Jesus từ hang đá sau khi bị đóng đinh trên thánh gái. Vào thế kỉ thứ VIII, trứng Phục Sinh bắt đầu phổ biến và được xem là món quà ý nghĩa để tặng cho nhau vào ngày lễ quan trọng này. Việc tặng trứng cho nhau trong ngày lễ Phục Sinh được cho là có nguồn gốc ở châu Âu. Nó đã xuất hiện từ rất lâu nhưng đến khoảng thế kỉ thứ XII thì bắt đầu phổ biến.

 

Ban đầu, trứng Phục Sinh được làm bằng cách luộc chín và nhuộm màu (chủ yếu là đỏ và xanh dương), sau đó sẽ trang trí tùy thích để quả trứng trở nên bắt mắt.

 

Ngày nay, nhiều phiên bản mới của trứng Phục Sinh ra đời. Chúng có thể được làm từ sô cô la với nhiều hương vị và hình dáng khác nhau hoặc làm từ nhựa với bên trong quả trứng là những món quà nhỏ. Món quà này là biểu tượng của sự sống và sự bình an, của niềm tin và hi vọng của mỗi tín hữu Kitô giáo và Chúa Giêsu Kito. Người ta tặng nhau những quả trứng trong ngày lễ Phục Sinh là muốn gửi trao đến cho nhau niềm vui và hi vọng.

 

Ở phương Tây, trong lễ hội Phục Sinh bao giờ cũng có trò chơi tìm trứng. Các quả trứng được giấu nơi kín đáo và quản trò yêu cầu trẻ em đi tìm. Người nào tìm được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất thì sẽ giành được chiến thắng.

 

 

Thỏ Phục sinh

 

Thỏ Phục Sinh là thỏ đem trứng Phục Sinh đến cho con người vào lễ Phục Sinh. Thỏ Phục Sinh ban đầu đóng vai trò một người phân xử, đánh giá xem liệu những đứa trẻ đã cư xử ngoan ngoãn hay không vâng lời vào lúc bắt đầu mùa Phục Sinh. Theo truyền thuyết, thỏ Phục Sinh sẽ là linh vật giúp phân định xem đâu là những đứa trẻ ngoan và tặng chúng những quả trứng xinh xắn vào đêm muộn trước ngày lễ. Hình ảnh thỏ Phục Sinh đóng vai trò không khác gì thánh Santa Claus – ông già tốt bụng, chuyên đi khắp nơi phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng Sinh. 

 

Bên cạnh đó, thỏ Phục Sinh cũng là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, sức sống dồi dào trong các nền văn hóa phương Tây. Nhưng quan trọng hơn, hình ảnh chú thỏ gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (còn gọi là Eastre). Đây là nữ thần của mùa xuân, người được lấy tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Easter).

 

Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng.

 

Cảm thương, Ostara bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng. Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về.

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Kỹ năng sống quan trọng khi đi du học
Áp lực thường gặp phải khi đi du học xa nhà
23 tháng 4 - Ngày Sách và Bản quyền trên thế giới
Giải mã tiếng Pháp - ngôn ngữ quyến rũ nhất thế giới
Những ngôn ngữ được đánh giá là phức tạp để học
Phương pháp học nhiều ngôn ngữ cùng lúc
Lợi ích khi bạn nói được nhiều ngôn ngữ
Lưu ý khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Cách tìm kiếm niềm đam mê trong cuộc sống
Trưởng thành hơn khi đi du học trao đổi văn hóa

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam