Hệ thống giáo dục Bỉ được chia ra làm 2 phần: Giáo dục phổ thông (Pre-higher Education) và Giáo dục bậc cao (Higher Education).


Giáo dục phổ thông bao gồm các trường tiểu học và trường trung học. Học sinh bắt đầu đi học ở trường tiểu học khi lên 6 tuổi. Sau 6 năm học ở đây, nếu qua được kỳ thi tốt nghiệp, học sinh sẽ có Bằng tốt nghiệp tiểu học (Getuigscrift van Lager Onderwijs). Khi đã hoàn thành chương trình tiểu học, ở độ tuổi 12, học sinh sẽ được học tại các trường trung học. Chương trình học ở các trường này kéo dài 6 năm. Trước khi ra trường, HS phải qua một kỳ thi và nhận Bằng tốt nghiệp trung học (Diplopma van Secundair Onderwijs). 

 

Ngoài các trường trung học thông thường hệ thống giáo dục Bỉ còn có các trường trung học chuyên như trường chuyên về các môn nghệ thuật (KSO), chuyên về các môn kỹ thuật (TSO), trường dạy nghề (BSO), riêng chương trình học ở các trường BSO kéo dài 7 năm và học sinh sẽ tốt nghiệp năm lên 19 tuổi; Tại các trường chuyên nghiệp (CDO), học sinh sẽ được học chương trình giáo dục bán thời gian, thời gian của các chương trình học ở đây là 3 năm (bắt đầu khi HS 15 tuổi và kết thúc khi 18 tuổi).

 

He-thong-gia-duc-Bi

 

Giáo dục ở các trường trung học thông thường dành cho học sinh từ 12 đến 18 tuổi, được chia làm 4 nhánh:


ASO (thông thường); TSO (Kỹ thuật); KSO (nghệ thuật) và BSO (dạy nghề). Mỗi nhánh trên được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 2 năm. học sinh có thể học càng nhiều môn càng tốt trong suốt chương trình giáo dục cơ bản ở 2 năm đầu. Từ năm thứ 3 và thứ 4 của trường trung học, học sinh có thể lựa chọn để học ở trường ASO, TSO, KSO hoặc BSO. Trong năm thứ 5 hoặc thứ 6, học sinh sẽ được học việc hoặc tiếp tục học ở bậc giáo dục cao hơn. Ở độ tuổi 15, 16, học sinh có thể tham dự chương trình giáo dục bán phần từ 1 ngày/tuần cho tới 15 tuần/1 năm và trong khi đó họ có thể ký một hợp đồng lao động hoặc học giáo dục bậc cao ở Bỉ được chia ra làm hai loại, đại học và Hogescholen. Sinh viên có thể chuyển đổi chương trình học giữa hai loại hình này.

 

Kỳ thi tuyển sinh chỉ có ở các ngành xây dựng, kiến trúc, y khoa, hàng hải và nghệ thuật. Theo học các ngành khác, học sinh không phải qua kỳ thi tuyển sinh. Các trường Hogescholen có các khoá học ngắn hạn 3 năm và dài hạn từ 4 đến 5 năm. Các khoá học ngắn hạn chuẩn bị cho sinh viên có được nghề nghiệp trong các ngành công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, y tế và điều dưỡng, công tác xã hội, giảng dạy, thông tin và nghệ thuật ứng dụng. Các khoá học dài hạn được chia ra làm 2 giai đoạn; mỗi giai đoạn kéo dài ít nhất 2 năm, tập trung vào chuyên ngành mà các khoá học ngắn hạn đã đưa ra.

 

Có tất cả 29 trường Hogescholen và 6 trường đại học ở Bỉ. Học sinh sẽ phải mất từ 4, 5, 6 thậm chí 7 năm để có được tấm bằng đại học, điều này phụ thuộc vào quá trình rèn luyện của sinh viên. Cả trường đại học và trường Hogescholen đều cung cấp chương trình đại học sau đại học.

 

Giáo dục trong trường đại học Bỉ được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: học sinh có thể lấy được bằng Kandidat sau khi hoàn thành các khoá học cơ bản trong vòng 2 đến 3 năm. Trong các lĩnh vực Triết học, Thần học và Pháp luật, sinh viên được trao bằng Baclaurenus.

Giai đoạn 2: yêu cầu sinh viên phải học thêm 2 đến 3 năm nữa, bằng được trao giai đoạn này là Licentiaat, cho phép sinh viên có thể tìm việc làm hoặc làm nghiên cứu.

Giai đoạn 3: cùng thời gian hoặc sau khi sinh viên học xong giai đoạn 2, sinh viên có thể lấy được bằng và được phép dạy nhiều môn học ở trường trung học.

Giai đoạn 4: là giai đoạn dành cho đào tạo tiến sĩ. Bằng tiến sĩ sẽ được trao cho học viên khi họ bảo vệ được luận án tiến sĩ sau 2 năm có bằng đại học ở giai đoạn dưới (Ví dụ như bằng Licentiaat) hoặc trong một số trường hợp, bằng tốt nghiệp của trường Hogescholen cũng có thể được chấp nhận.

 

He-thong-giao-duc-Bi

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Chênh lệch tiền tệ và quản lý tài chính khi đi du học
10 đồng xu trên thế giới mang ý nghĩa may mắn
Những điều thú vị về đất nước Úc
Đặc thù của nghề làm bánh
Kỹ năng cần thiết để trở thành thợ làm bánh
Người Đức nói những tiếng gì?
Các phương ngữ tiếng Đức ở nước Đức
Những điều thú vị về đất nước Áo
Văn hóa uống cafe đặc trưng của người Áo
Lợi thế cho du học sinh khi lựa chọn đất nước Áo (Austria)

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam