1. Chú ý lắng nghe hiểu câu chữ một cách cẩn thận
Biết lắng nghe cũng là một cách giúp bạn tạo sự khéo léo trong giao tiếp và tự luyện kỹ năng giao tiếp bằng cách sử dụng ngôn từ. Thông qua việc lắng nghe bạn có thể học hỏi cách dùng từ hay phong cách kể chuyện của đối phương để bổ sung vào cẩm nang từ vựng cho riêng mình.
2. Chú ý lời nói đúng với vị trí xã hội và trình độ người nghe
Khi giao tiếp cần định hướng đúng đối tượng mình đang giao tiếp để điều chỉnh và có lời lẽ cho phù hợp tránh trường hợp giao tiếp sai từ bị đánh giá là không lịch sự, thiếu tự tin và không khiêm tốn.
Ngoài ra, nếu trình độ quá chênh lệch về ngôn ngữ giữa người nói và người nghe cũng có thể gây khó hiểu hoặc hiểu lầm.
3. Truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, đầy đủ
Trong giao tiếp cần đảm bảo thông tin được truyền đạt một cách rõ ràng, tránh dùng những từ ngữ khó hiểu, những câu thừa có thể gây hiểu sai hoặc diễn đạt không hết ý. Trong một số trường hợp nếu muốn nhấn mạnh có thể kết hợp với hành động cơ thể hoặc nhắc lại cho rõ ý.
4. Dành thời gian đọc sách, báo chí và tạp chí
Mỗi ngày bỏ một khoảng thời gian ra đọc không chỉ giúp bạn tăng thêm sự hiểu biết mà còn giúp bạn rèn luyện về khả năng ngôn từ. Hơn nữa, trong giao tiếp một người hiểu biết sẽ tăng thêm sự thú vị và mở rộng được các chủ đề khi chia sẻ thông tin.
Bạn càng đọc nhiều thì sẽ tích lũy được nhiều vốn từ phong phú, đó chính là lợi thế giúp bạn dễ dàng trao đổi, bình luận, bàn bạc, giao tiếp với người khác.
5. Tra cứu các từ ngữ mới hoặc không hiểu
Trong quá trình giao tiếp đôi khi sẽ gặp phải những từ mà bạn không biết hoặc không chắc chắn về nó. Để cải thiện điều này bạn bên trang bị cho mình một công cụ để khi cảm thấy thiếu tự tin có thể tra cứu ngay và tham gia vào câu chuyện một cách tự nhiên nhất, tránh bị rơi vào vòng nguy hiểm, im lặng vì không biết nói gì. Bạn cũng có thể dùng một cuốn sổ tay để ghi chép từ mới để làm phong phú thêm cho vốn từ của bạn và sẽ rất hữu ích trong nhiều trường hợp cần thiết.
6. Tăng cường, củng cố vốn từ để luyện kỹ năng giao tiếp cho mình
Hàng ngày, bạn nên trang bị cho mình cuốn sổ để cập nhật vốn từ mới giúp bạn linh hoạt hơn trong giao tiếp. Bạn có thể củng cố và làm phong phú vốn từ bằng cách đọc nhiều sách, báo, phim ảnh,.. Đặc biệt, bạn nên tập trung vào những từ mà bạn thấy hữu dụng nhé.
7. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Bạn có thể vận dụng các từ mới xen kẽ các từ cũ trong các cuộc hội thoại giao tiếp và các văn bản như email, thư từ, ghi chú. Điều này sẽ giúp bạn tiến bộ hơn về khả năng ngôn ngữ qua mỗi ngày. Bạn nên lưu ý, đối phương sẽ cảm thấy có thiện cảm khi bạn sử dụng chính xác, nhuần nhuyễn ngôn ngữ chính xác của họ.
8. Tránh nói mỉa mai, châm chọc, chê bai người khác
Trong giao tiếp, yếu tố vô cùng quan trọng đó là tôn trọng đối phương. Dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên dùng những lời lẽ làm tổn thương người khác. Chúng ta có thể tránh bằng cách nói giảm nói tránh hoặc những cách nói gợi ý, tế nhị hơn. Đừng nói đùa châm chọc, nhất là đối vói những người quá nhạy cảm.
Đọc thêm:
Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090 307 9523
Hotline: 090 370 9523
Email: info@yfuvietnam.org
Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam