Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng nhất của con người, đồng thời cũng được xem là thước đo phát triển dài hạn của một quốc gia, không chỉ là quyền con người cơ bản, mà đó còn là tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển: kinh tế, văn hóa và xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục của con em, việc chọn lựa nền tảng học tập, hệ thống giáo dục phù hợp cũng được quan tâm hàng đầu. Dưới đây là một vài tóm tắt tiêu biểu về hệ thống giáo dục của các nước hiện đại như Anh, Úc, Mỹ, Đức, Singapore.

 

Hệ thống giáo dục Mỹ

 

Hệ thống giáo dục Mỹ được xem một trong những hệ thống giáo dục phát triển bậc nhất thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi các trường đại học như Harvard, Stanford, Yale…lại lừng lẫy khắp thế giới và du học Mỹ là niềm mơ ước của biết bao sinh viên. 

 

Hệ thống giáo dục Mỹ được chia ra làm các bậc gồm có:

  • Giáo dục mầm non: Là hình thức giáo dục bắt buộc, dành cho độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo.
  • Giáo dục tiểu học và trung học: Chương trình học kéo dài 12 năm, từ lớp 1 (6 tuổi) cho đến lớp 12. Học sinh là công dân Mỹ được miễn học phí nếu theo học ở trường công.
  • Giáo dục bậc cao: gồm các cấp độ như Đại học, thạc sĩ (master), tiến sĩ (PHD), Pot Doc…

he-thong-giao-duc-my

Ngoài ra, một số gia đình còn áp dụng hình thức giáo dục tại nhà (home-schooling). Học sinh được giáo dục tại nhà vẫn có thể thi/nộp đơn xin học Đại học, cao đẳng như bình thường.

 

Kì học của học sinh Mỹ thường bắt đầu vào tháng Tám và tháng Chín hoặc tháng Năm và tháng Sáu. Từ bậc trung học, ngoài một số môn bắt buộc như Mathematics (Toán), English/Literature (Văn học) thì học sinh Mỹ được tự lựa chọn lớp học, giờ học và giáo viên cho các bộ môn khác.

 

Tại Mỹ, bảng điểm bao gồm cả “điểm” và “điểm trung bình” (GPA), là kết quả học tập sinh viên đạt được. Các khóa học thường được tính điểm theo tỷ lệ phần trăm và sau đó được chuyển đổi ra điểm.

 

Hệ thống điểm và điểm trung bình GPA tại Mỹ có thể không dễ hiểu đặc biệt đối với sinh viên quốc tế. Có nhiều cách giải thích cách tính điểm này. Ví dụ, hai sinh viên học tại hai trường khác nhau cùng nộp bảng điểm cho một trường đại học. Cả hai sinh viên đều có số điểm trung bình là 3.5, nhưng một sinh viên học trường trung học bình thường và sinh viên kia học trường trung học danh tiếng với nhiều áp lực học tập hơn. Trường đại học có thể diễn giải điểm trung bình GPA của hai sinh viên này khác nhau vì hai trường trung học có tiêu chí hoàn toàn khác nhau.

 

 

Hệ thống giáo dục Singapore

 

Singapore được mệnh danh là một trong 4 con rồng châu Á, cùng với Đài Loan, Hàn Quốc và Hong Kong. Không chỉ sở hữu nền kinh tế vững mạnh, Singapore còn nổi tiếng với nền giáo dục phát triển.

 

Giáo dục tại Singapore được nhà nước bao cấp về tài chính, từ bậc Tiểu học, Trung học đến các trường đại học công lập. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, chính thống tại Singapore và là ngôn ngữ được giảng dạy ở các trường công lập, ngoại trừ các môn học ngoại ngữ hoặc tiếng mẹ đẻ.

 

Hệ thống giáo dục Singapore bao gồm các cấp học như sau:

  • Tiểu học (6 năm): 4 năm đầu học chương trình cơ sở và 2 năm tiếp theo học chương trình định hướng
  • Phổ thông cơ sở (4-5 năm): Học sinh có thể theo học một trong các hệ: hệ đặc biệt (Special), cấp tốc (Express) hoặc hệ bình thường (Normal).
  • Các trường trung học/ dự bị đại học: học sinh có thể học dự bị đại học trong 2 năm tại các trường gọi là “Junior college”, cuối khóa dự bị đại học sinh viên sẽ phái thi lấy chứng chỉ GCE “A” Level, sau đó nộp đơn vào học tiếp chương trình cử nhân tại các trường đại học công lập.
  • Trường cao đẳng (3 năm): Dành cho những bạn không đạt để học chương trình dự bị Đại học tại Singapore. Chương trình học này thiên về thực hành nghề.
  • Giáo dục bậc cao: Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ…
  • Năm học ở Singapore được chia làm 2 học kỳ, kỳ I từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 5 và kỳ 2 từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 11.

 

Hệ thống giáo dục Đức

 

Hệ thống giáo dục Đức được chia thành các cấp bậc sau:

 

  • Mẫu giáo: Cho trẻ em từ 3 tuổi
  • Trường tiểu học (6 – 9 tuổi): Học từ lớp 1 đến lớp 4.
  • Cấp hai (10- 16 tuổi): Ở giai đoạn này, học sinh sẽ theo học các chương trình học khác nhau theo đúng học lực của mình. Cụ thể:
  • Hauptschule (học từ lớp 5-9 ở hầu hết các bang): dành cho học sinh trung bình và kém. Chương trình học có tốc độ chậm hơn và thiên về định hướng học nghề.
  • Realschule (học từ lớp 5-10 ở hầu hết các bang): dành cho học sinh khá.
  • Gymnasien: dành cho học sinh khá giỏi. Sau khi tốt nghiệp Gymnasien, học sinh sẽ nhận được bằng tú tài (Abitur) và chuẩn bị cho học sinh lên học Đại học hoặc Đại học ứng dụng (vừa học, vừa làm).
  • Trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp (Từ 15 hoặc 16 -18 tuổi):Tùy vào kết quả học tập, học sinh có thể tiếp tục với các chương trình khác nhau:
  • Học đại học: tốt nghiệp các trường Gymnasien hoặc trường trường cấp 3 tổng hợp (Gesamtschulen)
  • Học nghề: các bạn tốt nghiệp Realschule, cấp 3 tổng hợp hoặc các bạn Hauptschule có điểm giỏi.
  • Làm việc tại nhà máy: (Đây là lựa chọn của ít học sinh nhất): Chương trình thường bắt buộc phải làm nửa ngày ở nhà máy, nửa ngày đi học trên lớp cho tới khi đủ 18 tuổi
  • Đại học và sau Đại học: Hệ thống giáo dục của Đức được xây dựng theo hai loại hình đào tạo, đó là hệ thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng.
  • Hệ thống các trường đại học tổng hợp (Uni, TU): Với các chương trình giảng dạy luôn phải được tuân thủ và định hướng theo nghiên cứu dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.
  • Hệ thống các trường đại học khoa học ứng dụng (FH): Chương trình đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn.

 

Hệ thống giáo dục Anh Quốc

 

Hệ thống giáo dục ở Anh Quốc từ lâu đã nổi tiếng và được coi là trụ cột vững chắc cho nền giáo dục thế giới. Giáo dục ở Anh gồm các cấp học như sau:

 

  • Tiểu học (6 năm): bắt đầu từ 5-11 tuổi
  • Trung học (5 năm): Học sinh học trung học sau khi học xong sẽ thi lấy chứng chỉ GCSE
  • Dự bị Đại học: Sau khi đã lấy chứng chỉ GCSE với điểm số từ A* đến C ở 5 môn học trở lên, học sinh tiếp tục học lên chương trình Dự bị Đại học:
  • Chứng chỉ A level (18 tháng – 2 năm): Đây là con đường truyền thống để vào đại học tại Anh.
  • Tú tài Quốc tế IB (International Baccalaureate): Đây là chương trình 2 năm có thể thay thế cho Chương trình A-level và được công nhận để xét tuyển đầu vào bậc đại học ở Vương quốc Anh
  • Dự bị Đại học (Foundation Course): Các khóa dự bị đại học đặt nền móng cho chương trình đại học chính thức.
  • Giáo dục bậc cao: Đại học và sau đại học

 

 

Hệ thống giáo dục Úc

 

Hệ thống giáo dục Úc bao gồm các bậc học như sau:

 

  • Bậc phổ thông (12 năm): gồm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
  • Bậc cao đẳng nghề: Thời gian đào tạo có thể dài ngắn khác nhau từ 3 tháng – 3 năm, tương ứng với nó là các chứng chỉ bằng cấp khác nhau.
  • Bậc đại học: 4 năm
  • Sau đại học: Các cấp độ học như Master, PhD

 

Năm học của Úc thường bắt vào đầu tháng 2 đối với học sinh phổ thông và vào cuối tháng 2 – đầu tháng 3 đối với sinh viên học nghề và đại học. Hầu hết các trường trung học giảng dạy từ 3 hoặc 4 học kỳ trong khi các trường đại học và dạy nghề chỉ có 2 học kỳ với kỳ thi cuối khóa mỗi học kỳ rơi vào cuối tháng 6 và tháng 11. Thường sinh viên sẽ có kỳ nghỉ kéo dài 2 đến 4 tuần giữa các học kỳ. Kỳ nghỉ hè bắt đầu từ tháng 11 hoặc 12 đến tháng 2.

 

 

Đọc thêm: 

 

============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

 

Tin tức khác

Ngữ pháp phức tạp và nhiều quy tắc biến đổi của tiếng Đức
Tiếng Đức dễ học hay khó học?
Các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng khi du học Mỹ
Du học Mỹ từ bậc Trung học - Nên hay không nên?
Một năm gap year trao đổi văn hóa Bỉ của bạn Khang
Một số cách đơn giản để kết bạn mới nhanh chóng khi ở nước ngoài
Chấp nhận sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng
Kỹ năng giải quyết những xung đột hiệu quả
Một số cách để hóa giải hiểu lầm trong một mối quan hệ
Chương trình Gap Year du học trao đổi văn hóa Bỉ

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam