Năm học mới đã bắt đầu, hầu hết các bạn du học sinh đã đến sống, học tập tại Mỹ từ 4 - 6 tuần. Theo kinh nghiệm của Tổ chúc giáo dục phi lợi nhuận YFU với 300.000 học trung học tham gia chương trình trao đổi văn hóa quốc tế trong 72 năm qua, đây là giai đoạn các bạn du học sinh bắt đầu khám phá, va chạm, hòa nhập hay sốc văn hóa xuất hiện. Dưới đây là thông tin cơ bản nhằm cung cấp một số điều cần thiết giúp phụ huynh và học sinh hiểu sâu hơn về văn hóa, hòa nhập và chống sốc văn hóa với năm đầu tiên, đặc biệt với những học sinh lần đầu đi du học xa nhà, hoặc những bạn sống nhiều về nội tâm, ngại giao tiếp.

 


1. VĂN HÓA LÀ GÌ?


Văn hoá là các giá trị, thái độ, niềm tin và ý tưởng chung của một nhóm người”. Đối với văn hóa, không có cái tốt hơn hay cái hơn, mà chỉ là khác biệt. Hầu hết những thứ tạo nên văn hoá đều là vô hình (giá trị và niềm tin), chỉ có những hành vi mới có thể nhìn thấy được. Có thể bạn sẽ trải nghiệm “cú sốc văn hoá” cũng như nhiều sự thăng trầm khi phải học cách thích nghi với một nền văn hoá mới.


• Ngôn ngữ là một trong những nét đặc trưng rõ ràng và phức tạp nhất của một nền văn hoá


• Các nền văn hoá khác nhau có những khuynh hướng và chuẩn mực khác nhau trong giao tiếp


• Điều quan trọng chính là nhận ra được những khác biệt trong lối giao tiếp để ta có thể tìm ra cách giao tiếp hiệu quả hơn qua các nền văn hoá


• Làm thế nào để bạn có thể hiểu rõ văn hoá?

  • Học hỏi (chính thức và không chính thức/có ý thức và vô thức, thông qua ngôn ngữ, nghệ thuật…)
  • Chia sẻ/gửi gắm qua các thế hệ (gia đình, truyền thông,bạn bè, trường học…)
  • Dựa trên những biểu tượng (cử chỉ, quần áo, đồ vật, lá cờ, biểu tượng tôn giáo với ngôn ngữ là một trong những biểu tượng quan trọng và mang tính ảnh hưởng nhất)
  • Việc học những qui tắc phi ngôn ngữ trong một nền văn hoá mới có thể giúp tránh khỏi việc hiểu nhầm hoặc bối rối

 


2. HỌC CÁCH SỐNG ĐỂ HÒA NHẬP VĂN HÓA MỚI:


Luôn ghi nhớ về TOPHATS sẽ giúp bạn trở thành một du học sinh toàn diện:


TALK: (Communicate/ Share) -> Nói chuyện (giao tiếp/chia sẻ)
OBEY: (Follow rules/patterns/customs) -> Tuân theo (những luật lệ/lề thói/ thói quen)
PARTICIPATE: (With family activities) -> Tham gia (với gia đình trong mọi hoạt động)
HELP: (Without being asked) -> Giúp đỡ (mà không cần phải được nhờ đến)
AFFECTION/APPRECIATION: (Show them)-> Yêu mến/ biết ơn (thể hiện cho họ biết)
TRUST: (Show you respect them) -> Tin tưởng (thể hiện bạn luôn tôn trọng họ)
SMILE: (General sign of appreciation) -> Mỉm cười (biểu hiện chung của sự biết ơn)

 

 


3. MỘT VÀI ĐIỂM NỔI BẬT TRONG VĂN HOÁ MỸ:


Đúng giờ: Hầu hết người nước ngoài đều rất đúng giờ và sắp xếp, lên kế hoạch trước mọi việc. Luôn chuẩn bị sẵn sàng và có mặt đúng giờ là một điều rất quan trọng.


Cách cư xử: Những từ bạn nên sử dụng thường xuyên là “Please”, “Thank you” và “You’re welcome”. Nếu không nói những cụm này nhiều bạn có thể bị cho là thiếu tôn trọng và bất lịch sự.


Văn hoá bàn ăn: Mỗi nước sẽ có mỗi văn hoá bàn ăn khác nhau. Ở Mỹ, bạn nên bắt đầu ăn sau khi tất cả mọi người cùng bàn đều đã vào bàn và bữa ăn đã được bày lên. Trong một số gia đình đạo Chúa, cả nhà sẽ cùng đọc kinh trước rồi mới bắt đầu dùng bữa. Nhớ là nhai không mở miệng và đừng nói chuyện khi trong miệng có đồ ăn nhé! Cũng đừng quên phụ dọn dẹp và nói “Thank you”.


Vệ sinh cá nhân: Đây là một điều rất quan trọng khi ở Mỹ. Mọi người để ý rất kỹ về mùi cơ thể và hơi thở. Nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và tắm, thay quần áo mỗi ngày. Cũng đừng quên rửa tay mỗi khi dùng WC và trước khi ăn.


Giờ giới nghiêm: Hầu như đứa trẻ ở nước nào cũng sẽ có giờ giới nghiêm. Đây là mốc thời gian mà tất cả mọi người đều phải về nhà trước khi quá khuya. Hãy tôn trọng giờ giới nghiêm của GĐBT/KTX nhé! Phải xin phép nếu về muộn hơn, nhưng hãy hạn chế điều này.


Tự lập: Những bạn trẻ ở nước ngoài đều tự chịu trách nhiệm cho bản thân: tự nấu ăn, giặt ủi và thậm chí là tự đi làm để kiếm tiền mua quần áo, điện thoại, xe hơi cho chính mình. Tuy vậy, bố mẹ Mỹ luôn rất vui lòng nếu giúp được gì cho con cái họ và cũng sẽ sẵn sàng nếu bạn cần giúp gì đó.


Công bằng: Một số quốc gia rất ghét sự phân biệt đối xử về mặt giới tính, tuổi tác, sắc tộc, vùng miền, dân tộc hay bất kỳ khuyết điểm gì trên cơ thể. Mọi nguời đều được đối xử như nhau và đáng được tôn trọng.

 


4. MỘT SỐ SUY NGHĨ SAI LẦM PHỔ BIẾN CỦA PHỤ HUYNH/HỌC SINH:


- Đến Mỹ là để tập trung tối cho việc học, cải thiện chất lượng hồ sơ vào đại học chứ không quan tâm cái khác
- DHS ở trong dorm sẽ chẳng lo ngại việc va chạm với văn hóa gia đình Mỹ nên không phải sốc văn hóa
- Học thật tốt, lấy điểm tốt GPA, SAT cao để vào trường đại học TOP mà không để tâm đến khả năng/ năng lực của con mình
- Phần lớn thời gian đầu tư cho việc học cả ngày lẫn đêm, kể cả cuối tuần mà không cân bằng thời gian giải lao, hoạt động thể thao, giải trí, đi chơi và giao lưu cùng bạn bè bản xứ
- Gọi điện thoại hàng ngày với ba mẹ, bạn bè ở Việt Nam cũng là cách giải trí
- Đi Mỹ du học là học kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp chứ không cần học “văn hóa Mỹ”, văn hóa ở xứ đó

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Ngữ pháp phức tạp và nhiều quy tắc biến đổi của tiếng Đức
Tiếng Đức dễ học hay khó học?
Các chứng chỉ tiếng Anh thông dụng khi du học Mỹ
Du học Mỹ từ bậc Trung học - Nên hay không nên?
Một năm gap year trao đổi văn hóa Bỉ của bạn Khang
Một số cách đơn giản để kết bạn mới nhanh chóng khi ở nước ngoài
Chấp nhận sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng
Kỹ năng giải quyết những xung đột hiệu quả
Một số cách để hóa giải hiểu lầm trong một mối quan hệ
Chương trình Gap Year du học trao đổi văn hóa Bỉ

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam