Đất nước Thụy Sỹ nằm tại vị trí trung tâm của Châu Âu và tiếp giáp với các nước khác như Đức, Pháp, Áo, Ý và Liechtenstein. Chính nhờ điều đó mà văn hóa Thụy Sỹ rất đặc biệt khi có sự pha trộn giữa văn hóa của các quốc gia trên, điều đó thể hiện qua ngôn ngữ đa dạng.

 

Ngôn ngữ giao tiếp của người Thụy Sỹ rất đa dạng do có sự giao lưu văn hóa với các quốc gia liền kề, cũng như là do sự du nhập của người dân từ nhiều nước khác đến đây sinh sống và làm việc. Cụ thể như tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, và cả tiếng Latinh.

 

Thụy Sĩ có dân số hơn 8 triệu người. Người nước ngoài chiếm khoảng 20%. Độ tuổi trung bình tại Thụy Sĩ đang tăng lên, khi dân số sống thọ hơn và có ít trẻ con hơn.

 

Từ năm 1972 có ít trẻ con được sinh ra hơn số cần thiết để tiếp tục tăng trưởng dân số. Năm 1998 số người chết đã nhiều hơn số được sinh ra - lần đầu tiên xảy ra kể từ năm 1871.Theo một dự báo phát hành năm 2004, giữa năm 2003 và 2012 số lượng trẻ trong độ tuổi đi học (7-15) sẽ giảm khoảng 100.000. Từ 1993 số lượng cư dân Thụy Sĩ đã tăng chỉ bởi vì số lượng người nước ngoài nhập quốc tịch.


So sánh với các nước Châu Âu khác, số lượng người nước ngoài nhập quốc tịch Thụy Sĩ là khá thấp, mặc dù cứ mười người trưởng thành có quyền công dân của Thụy Sĩ trong năm 2001 thì có một người nhập quốc tịch. Từ năm 1992 đến 2005 số lượng nhập quốc tịch đã tăng ba lần. 3/4 số người nhập quốc tịch Thụy Sĩ đến từ Châu Âu. 1/3 đã được sinh ra tại Thụy Sĩ hoặc là người nhập cư hoặc con cháu của những người nhập cư, theo thống kê của Văn phòng thống kê Liên Bang.


Tỷ lệ người nước ngoài trong dân cư thường trú cao, khoảng 20,7% năm 2006, mặc dù họ phân tán rất không đều. Ở Châu Âu chỉ có Luxembourg và Liechtenstein có tỷ lệ cao hơn.

 

Đa số cư dân người nước ngoài, năm 2006 là 86,5%, đến từ Châu Âu, nhưng tỷ lệ những người có quê nhà ở những đất nước xa hơn đang tiếp tục gia tăng. Gần 1/4tư số cư dân người nước ngoài này được sinh ra và lớn lên tại Thụy Sĩ; một trong số họ giờ đây có con cái - đó là những người nước ngoài thế hệ thứ hai.

 

 


Mặc dù ngày nay Thụy Sỹ luôn được xếp hạng trong Top những quốc gia giàu có trên thế giới, song cuộc sống không phải luôn dễ dàng, và cho tới Chiến tranh Thế giới II vẫn có nhiều người di cư hơn nhập cư. Hầu hết những người ra đi để tìm kiếm cơ hội thoát khỏi cái nghèo; một số họ có những kỹ năng có thể buôn bán. Một số chỉ ra đi tạm thời, trong khi những người khác tạo dựng một cuộc sống mới ở nước ngoài cho họ và gia đình họ.

 

Chủ yếu những người Thụy Sỹ sống ở nước ngoài ngày nay chỉ sống tạm thời. Nước Pháp trước nay có số lượng người Thụy Sĩ nhập cư lớn nhất, tiếp theo đó là Mỹ và Đức. Cuối năm 2006, tổng số người Thụy Sĩ có đăng ký sống ở nước ngoài là 645.010 người.

 

Cư dân Thụy Sỹ ở nước ngoài được biết đến như “Thụy Sỹ thứ năm” - bốn thứ kia là các vùng ngôn ngữ. Thụy Sỹ cung cấp một số dịch vụ và phương tiện cho họ để giữ liên lạc với quê hương. Thụy Sỹ cũng hỗ trợ tài chính cho 16 trường học Thụy Sỹ ở nước ngoài, và dạy theo chương trình giảng dạy của Thụy Sỹ.

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Những điều cần biết về chứng chỉ GED
Sẵn sàng hoà nhập để rút ngắn khoảng cách văn hoá
Cách khắc phục tình trạng jet lag - lệch múi giờ
Xây dựng và rèn luyện sự tự tin
Mẹo hữu ích để cải thiện kỹ năng giao tiếp
Lựa chọn ở cùng gia đình Host Family khi du học
Vượt qua nỗi nhớ nhà trong quá trình du học
Đi du học thực sự là cơ hội tốt để rèn luyện kỹ năng cần thiết
Mẹo hữu ích giúp bạn giải tỏa căng thẳng khi đi du học Mỹ
Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khi đi du học

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam