Lựa chọn thời gian thích hợp để “Gap Year”, chuẩn bị tài chính và lên kế hoạch chi tiết sẽ khiến niềm vui “Gap Year” của bạn trở thành khoảng thời gian vô cùng đáng nhớ. Dưới đây là những bước gợi ý:
Bước 1: Lên kế hoạch nghiêm túc: Mục tiêu là gì? Thời hạn thực hiện và hoàn thành khi nào?
Tối thiểu 6 tháng trước khi hoãn việc nhập học đại học hoặc bảo lưu kết quả học tập ở thời điểm hiện tại hay đơn giản là quyết định nghỉ việc một thời gian, bạn cần liệt kê mình thực sự muốn làm gì trong kỳ “Gap Year” để thời gian không trôi qua vô ích.
Cụ thể:
Đánh số thứ tự ưu tiên và chọn lọc những điều phù hợp nhất để thực hiện.
Lên kế hoạch cho những phần việc cụ thể đã được chọn. Ví dụ “gap year” để du lịch: địa điểm nào (nếu đi nước ngoài phải xin thị thực ra sao, trước bao lâu, mua vé máy bay hay vé tàu xe thế nào), thời gian đi, chi phí, đi cùng với ai, chỗ ở, bảo hiểm, rủi ro có thể gặp phải...
Bước 2: Tiết kiệm tiền, tạo lập ngân sách dự phòng
Sau khi đã có ngân sách tổng, dự trù dựa trên bảng kế hoạch, bạn sẽ lên phương án tiết kiệm hoặc kiếm thêm thu nhập.
Cụ thể: Đặt một chi phí tổng cần thiết và phải tiết kiệm được trong thời gian nhất định. Ví dụ, trong 3 tháng tới bạn phải tiết kiệm được 10 triệu. Nếu dự định của bạn cần nhiều chi phí, bạn thiếu hụt thì có thể lấp vào lại từ đâu trong quá trình bạn “gap year”: làm thêm, vay mượn ngân hàng, người thân?
Bước 3: Liệt kê những gì sẵn có, những gì cần bổ sung
Xem xét lại khả năng mình đang có để thực hiện, có cần phải bổ sung điều gì hay cần trợ giúp từ cá nhân, tổ chức nào không. Cụ thể:
Bạn nên theo dõi trên các diễn đàn để biết thêm kinh nghiệm của những người đi trước. Hãy thận trọng về những gì bạn muốn làm và tìm lời khuyên nếu bạn muốn ý tưởng của mình thành công hơn.
Bước 4: Rủi ro có thể gặp và phương án thích nghi
Mọi thứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ và bằng phẳng. Vì vậy, bạn cần có 2-3 kế hoạch dự phòng để linh hoạt thay đổi khi cần thiết. Ví dụ nếu “gap year” để tham gia khóa học nhưng khóa học bị dời ngày, bạn có bị ảnh hưởng chi phí, nơi ở... hay không
Bước 5: Xem lại, suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện
Đọc lại kế hoạch của mình thật kỹ sau khi hoàn thành. Kế hoạch nên được thiết lập trên các thiết bị thông minh như smartphone, laptop và sao lưu cẩn thận; đừng chỉ ghi nhớ trong đầu hoặc chỉ là trên giấy vì có thể khiến bạn quên hoặc làm mất.
Bước 6: Lưu lại nhật ký “Gap Year” và vẫn giữ kết nối với thế giới
Thông thường một số bạn khi “Gap Year” sẽ có suy nghĩ tách mình với mọi người, đến khi cần sự giúp đỡ sẽ gặp không ít khó khăn. Vì vậy, bạn nên liên tục kết nối với người thân, gia đình, bạn bè hoặc cập nhật tất cả thông tin cần thiết vào sổ tay ghi chép riêng và chớ ngần ngại nhờ sự trợ giúp khi cần.
Nếu bạn đã sẵn sàng cho một mục tiêu cụ thể thì đừng chần chừ nữa nhé. Còn nếu tài chính chưa vững vàng, cộng với những lo lắng về sức khỏe, ngăn cách địa lý trong mùa dịch bệnh, bạn cứ tiếp tục thực hiện tốt việc mình đang làm để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho kế hoạch “Gap Year” của mình.
Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090 307 9523
Hotline: 090 370 9523
Email: info@yfuvietnam.org
Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam