Hiện tượng jet lag, hay còn gọi là lệch múi giờ, xảy ra khi di chuyển nhanh qua các múi giờ và nhịp sinh học thông thường của cơ thể chưa kịp thích nghi, đặc biệt thường gặp ở các bạn du học sinh phải trải qua chuyến bay dài. 


Một số người bị jet lag khi thay đổi nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể do di chuyển đến một múi giờ mới. Nhịp sinh học là đồng hồ trong cơ thể dùng để điều phối, sắp xếp thời gian ngủ và thức. Việc đi du lịch làm gián đoạn các cơ chế mà cơ thể sử dụng để quản lý đồng hồ sinh học bên trong, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và nội tiết tố.

 

Một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị jet lag như: Đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, khó tập trung, tâm trạng lâng lâng, chán ăn, các triệu chứng đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, ...

 

Hiện tượng jet lag có thể nghiêm trọng hơn khi bạn di chuyển từ tây sang đông và nó có thể kéo dài hơn so với khi bạn đi về hướng tây. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ bị jet lag hơn nếu thường xuyên di chuyển và lớn tuổi hơn.

 

Nguyên nhân chính gây ra jet lag là sự rối loạn múi giờ do di chuyển với tốc độ cao bằng máy bay đến các vùng cách xa nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp hội chứng jet lag sau nhiều giờ ngồi trên máy bay.

 

 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện jet lag gồm: 

 

Sự chênh lệch múi giờ: với những chuyến bay xa, quá cảnh qua nhiều đất nước khác nhau vượt quá 2 múi giờ trở lên có thể làm trầm trọng thêm các biểu hiện của jet lag.


Thời gian hạ cánh: ảnh hưởng của múi giờ đến đồng hồ sinh học của cơ thể thường mạnh hơn nếu máy bay hạ cánh vào buổi chiều hoặc các địa điểm ở phía đông do ở các đất nước nằm ở phía đông bán cầu có múi giờ đi trước các nước nằm ở phía tây bán cầu.

 

Tuổi tác: khả năng thích nghi và tự điều chỉnh đồng hồ sinh học ở người già kém hơn so với người trẻ tuổi. Hội chứng Je lag gặp ở tất cả mọi người nhưng người trên 60 tuổi thường bị ảnh hưởng nhiều hơn và hồi phục chậm hơn.

 

Thời gian nghỉ ngơi trước khi bay: người có giấc ngủ kém, nghỉ ngơi không đầy đủ sẽ dễ bị mệt mỏi, khó chịu hơn sau những chuyến bay dài.

 

Các chất kích thích: việc sử dụng rượu bia, cà phê hoặc trà xanh có thể khiến hưng phấn thần kinh gây mất ngủ, khó ngủ trên máy bay ở nhiều người.

 

Trạng thái tinh thần: tâm trạng căng thẳng (stress), quá lo lắng hoặc sợ hãi trước khi lên máy bay có thể khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi của múi giờ.


Tiền sử jet lag: những người đã từng bị jet lag ở các chuyến đi xa trước đó sẽ có khả năng gặp lại tình trạng này cao hơn.

 

 

Jet lag kéo dài bao lâu?

 

Jet lag không phải là vĩnh viễn, bạn có thể bị jet lag nghiêm trọng hơn nếu đi qua nhiều múi giờ. Nguyên tắc chung là đối với mỗi múi giờ vượt qua, cơ thể sẽ mất một ngày để điều chỉnh. Do đó, nếu thay đổi 5 múi giờ, bạn có thể sẽ gặp phải triệu chứng jet lag trong 5 ngày.

 

Tuy nhiên, khi các triệu chứng jet lag không biến mất sau một hoặc hai tuần có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ nếu điều này xảy ra.

 

 

Bị jet lag phải làm sao?

 

Hiện tượng jet lag là một hiện tượng rất phổ biến và cơ thể cuối cùng sẽ điều chỉnh theo múi giờ mới. Tuy nhiên, nếu bạn đang thực hiện một chuyến đi gấp hoặc được yêu cầu phải nhanh chóng hoạt động hiệu quả sau chuyến bay thì jet lag lại trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Vậy bị jet lag phải làm sao để thực hiện quá trình chuyển đổi sang múi giờ mới nhanh hơn và ít triệu chứng hơn?

 

  • Nhanh chóng thích nghi với múi giờ mới

Khi đến một địa điểm mới, hãy cố gắng quên đi múi giờ cũ của mình càng nhanh càng tốt. Bạn hãy cập nhật lại thời gian trên đồng hồ đeo tay, thiết bị di động,... theo thời gian của địa điểm mới. Đồng thời, hãy ăn uống và đi ngủ theo giờ tại nơi ở mới, điều này sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng khi bị jet lag.

 

  • Quản lý thời gian ngủ

Đảm bảo rằng bạn ngủ vào thời điểm thích hợp nhất với lịch trình mới của mình. Máy bay có thể đang di chuyển vào ban đêm tại địa điểm mới, vì vậy hãy cố gắng chợp mắt một chút khi đang ở trên không. Một vài mẹo sẽ giúp bạn nghỉ ngơi bao gồm: Tai nghe chống ồn, nút bịt tai, tiếng ồn trắng, bịt mắt, gối và chăn thoải mái,... Tuy nhiên, bạn nên tránh chợp mắt khi đến nơi nếu đó là ban ngày vì điều này có thể khiến bạn khó ngủ sau đó.

 

  • Uống nước

Du lịch đường dài có thể gây mất nước và thậm chí bạn có thể hạn chế uống nước khi di chuyển để tránh phải đi vệ sinh. Tuy nhiên, uống đủ nước có thể giúp kiểm soát các triệu chứng khi bị jet lag và mệt mỏi khi đi du lịch.


Hãy mang theo một chai nước rỗng khi qua cổng an ninh sân bay và đổ đầy nó khi bạn ở trong nhà chờ. Bạn cũng có thể mua nước trong nhà chờ hoặc yêu cầu trên chuyến bay. Tiếp tục uống nhiều nước khi bạn đã đặt chân đến địa điểm mới.

 

  • Thử ánh sáng

Jet lag làm gián đoạn đồng hồ bên trong của bạn một phần do mức độ tiếp xúc với ánh sáng thay đổi khi di chuyển và thay đổi múi giờ. Ra ngoài trời nắng có thể đánh thức cơ thể và giảm tiết hormone melatonin khiến bạn buồn ngủ.

 

Tiếp xúc với ánh sáng ban mai sẽ hữu ích nếu bạn cần thức dậy và hoạt động sớm hơn khi di chuyển về phía đông. Nhiều ánh sáng hơn vào ban đêm có thể hữu ích nếu bạn cần thức khuya hơn trong múi giờ mới khi đi về phía Tây.

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một loại đèn đặc biệt để tiếp xúc với ánh sáng và làm giảm các triệu chứng khi bị jet lag, chúng có thể ở dạng đèn hộp, đèn để bàn, mũ đội đầu có đèn. Những loại đèn này cũng được sử dụng để điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa.

 

 

  • Giữ không gian ngủ thoải mái

 

Đảm bảo rằng bạn có một chỗ ngủ thoải mái và tạo điều kiện cho giấc ngủ ngon khi đi du lịch sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị jet lag.

 

Dưới đây là một vài mẹo:

 

Kiểm tra bộ điều nhiệt trong phòng để đảm bảo nhiệt độ dễ chịu, mát mẻ qua đêm.


Đảm bảo rằng bất kỳ điện thoại hoặc đồng hồ nào trong phòng sẽ không đổ chuông hoặc phát ra tiếng bíp khi ngủ.


Những thứ quen thuộc khi ở nhà có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Nếu bạn ngủ với máy tạo tiếng ồn trắng hoặc máy quạt tạo, hãy cố gắng tìm loại di động để có thể mang theo bên mình.


Mang theo những thứ quen thuộc như ảnh gia đình, chiếc chăn yêu thích, kem dưỡng có mùi quen thuộc,... để giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Những điều cần biết về chứng chỉ GED
Sẵn sàng hoà nhập để rút ngắn khoảng cách văn hoá
Xây dựng và rèn luyện sự tự tin
Mẹo hữu ích để cải thiện kỹ năng giao tiếp
Lựa chọn ở cùng gia đình Host Family khi du học
Vượt qua nỗi nhớ nhà trong quá trình du học
Đi du học thực sự là cơ hội tốt để rèn luyện kỹ năng cần thiết
Mẹo hữu ích giúp bạn giải tỏa căng thẳng khi đi du học Mỹ
Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khi đi du học
Cách cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam