Trong những thế kỷ đầu tiên của công nguyên, người La Mã đã chinh phục những vùng đất trải dài tới tận sông Rhin, mà sau này đã làm nên Vương quốc Bỉ. Vào thế kỷ thứ năm, các bộ lạc người Germain đã tìm thấy cơ hội để lại dấu ấn văn hóa của họ ở vùng phía Bắc thưa thớt dân cư. Đó là nguồn gốc của sự đa dạng về ngôn ngữ của Bỉ, lý giải tại sao tiếng Pháp, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ La-tinh, được sử dụng ở miền Nam còn tiếng Hà Lan, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Germain lại được sử dụng ở miền Bắc. Trong suốt hàng thế kỷ, những người Bỉ phải chịu ách đô hộ ngoại quốc của những người Burgundians, người Tây Ban Nha, người Áo và người Pháp.

Vào thời điểm đó, những thuật ngữ “Belgica” và “Belgium” được sử dụng làm tên gọi Vương quốc Hà Lan theo tiếng La-tinh. Vương quốc này, bao gồm lãnh thổ của Bỉ và lãnh thổ Hà Lan hiện nay đã tồn tại cho đến tận thế kỷ thứ XVI. Vì vậy, vị trí địa lý trung tâm của Bỉ ở châu Âu đã tạo dựng nên lịch sử đất nước này.

Ngày 25 tháng 8 năm 1830, vở opera “La muette de Portici” (Cô gái câm ở cảng Portici) được công diễn ở Nhà hát Hoàng gia Monnaie, nhà hát opera ở Brussels. Vở opera này đã nhen lên lòng yêu nước của công
chúng. Những cuộc nổi dậy chống lại Hà Lan bùng nổ, bởi sau thất bại của Hoàng đế Napoleon tại trận Waterloo, Bỉ lại bị sát nhập vào Vương quốc Hà Lan một lần nữa vào năm 1815.

Quân đội Hà Lan rút lui và Bỉ đã tuyên bố độc lập ngày 4 tháng 10 năm 1830. Năm 1831, các cường quốc của châu Âu lúc ấy (gồm Vương quốc Anh, Phổ, Áo và Pháp – trong đó ba nước đầu tiên luôn mong muốn
tránh sát nhập lãnh thổ với Pháp) đã công nhận nhà nước Bỉ mới tại Hội nghị Luân Đôn. Vương quốc Bỉ độc lập đã ra đời như thế.

Vương miện của đất nước mới thành lập được trao cho Leopold de Saxe-Cobourg-Gotha (Leopold Đệ Nhất), bác của Nữ hoàng Anh Victoria. Ông đã làm lễ tuyên thệ vào ngày 21 tháng 7 năm 1831 và lên ngôi vua của Vương quốc Bỉ. Từ đó, ngày 21 tháng 7 đã trở thành ngày Quốc khánh của nước Bỉ. Năm 1831, Vương quốc Bỉ non trẻ đã thông qua một bản Hiến pháp mang tính tự do nhất cho đến thời điểm bấy giờ. 

 
Với diện tích chỉ khoảng 30.000 km², Vương quốc Bỉ đã có hơn 3000 chiến trường, nơi các cuộc chiến đã tàn sát dân chúng và phá hủy hoàn toàn các vùng. Vì vậy, từ lâu, người Bỉ đã tin rằng cách tiếp cận hòa bình và thận trọng là cách thức tốt nhất trong việc giải quyết xung đột.

Những nghĩa trang tử sĩ – nhân chứng của thảm kịch trong quá khứ – nằm rải rác trên khắp vùng đồng bằng Yser, nơi diễn ra những trận chiến khốc liệt trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cũng như tại dãy núi Ardennes, nơi đã diễn ra cuộc tấn công cuối cùng của quân đội Đức trên mặt trận phương Tây trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Những nghĩa trang này luôn thu hút khách thăm quan hay các thế hệ con cháu của những người lính tử trận đến tưởng niệm và bày tỏ lòng kính trọng đối với những người anh hùng.

Vì thế, từ nhiều thập niên trở lại đây, hàng ngày tại cổng Menin ở Ypres, một hồi kèn theo bản nhạc “Last Post” lại vang lên để tưởng niệm những người lính đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Nhiều cựu chiến binh và những người dân Mỹ, Bỉ và các nước khác tới tưởng niệm tại Đài tưởng niệm Chiến tranh ở Bastogne. Điều này cho thấy là những người lính tử trận đã không bị quên lãng. Vùng Waterloo, mảnh đất chứng kiến sự bại trận của Hoàng Đế Napoleon nằm ở phía Nam thủ đô Brussels, cũng gợi lại một chiến trường nổi tiếng thế giới khác.

Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Bỉ đã triển khai một hệ thống an sinh xã hội toàn diện cho phép mọi công dân hưởng trợ cấp gia đình, bảo hiểm y tế, chế độ lương hưu, trợ cấp thất nghiệp và nghỉ phép hưởng lương. Hệ thống này đã tạo điều kiện cho mọi người tiến bộ đồng thời được hệ thống an sinh xã hội bảo đảm. Nhờ hệ thống này, tỉ lệ đói nghèo của Bỉ là một trong những tỷ lệ thấp nhất thế giới và thu nhập quốc nội đầu người hàng năm của Bỉ đã vượt con số 32.000 Euro.
 
Đọc thêm: 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
 yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

 
 

Tin tức khác

Lưu ý khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai
Cách tìm kiếm niềm đam mê trong cuộc sống
Trưởng thành hơn khi đi du học trao đổi văn hóa
Đi du học trao đổi để trở thành công dân toàn cầu năng động
Đi du học trao đổi để phát triển bản thân trong việc giải quyết xung đột
Rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân
Tầm quan trọng của việc duy trì kỷ luật bản thân
Những điều thú vị về đất nước Ý
Thói quen ngại giao tiếp và cách khắc phục
Một năm trao đổi là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam