Cảm giác nhớ nhà là một trong những khó khăn về tâm lý mà du học sinh nào cũng phải vượt qua trong quá trình du học. Và dù đang là những ngày đầu xa nhà hay đã du học nhiều năm, học sinh đều không tránh khỏi việc nhớ nhung người thân và đôi khi là cả bè bạn. Trong những lúc này chúng ta nên làm gì để vượt qua nỗi nhớ nhà, khi mà về thăm nhà là điều không thể?

 

Tránh liên lạc quá mức thường xuyên với gia đình và bạn bè ở nhà


Nghe có vẻ vô lý và khó khăn thế nhưng sự thật là việc liên lạc quá thường xuyên với người thân sẽ ngăn cản bạn trải nghiệm những điều mới mẻ đồng thời khiến cảm giác nhớ nhà càng cồn cào, tồi tệ hơn. Việc nói chuyện với gia đình có thể giúp bạn đỡ buồn bã, cô đơn trong thời gian đầu thế nhưng lâu dài bạn sẽ nhận ra điều này chỉ làm bản thân lúc nào cũng so sánh và hoài niệm về quãng thời gian ở nhà.

 

Điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn phải cắt đứt liên lạc với mọi người ở nhà. Thay vào đó, hãy học cách kiểm soát. Lên lịch cho các cuộc gọi và cố gắng không phá vỡ trừ trường hợp có gì khẩn cấp hoặc đặc biệt. Việc có một giờ gọi điện cố định sẽ rèn luyện cho bạn sự bình tĩnh và cách tự giải quyết vấn đề, bởi nó ngăn bạn gọi điện ngay về nhà mỗi khi thấy nhớ nhung hoặc gặp phải khó khăn.

 

 

Tập viết Blog


Ở nơi đất khách quê người, sẽ có những lúc bạn cảm thấy bộn bề suy nghĩ trong lòng nhưng lại chẳng biết tìm ai để tâm sự, nói chuyện. Lúc này, hãy tập viết Blog.

 

Viết blog là cách tuyệt vời để đối thoại với bản thân. Có những nỗi buồn khi đã viết ra được thành chữ, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, có những điều mà bạn muốn chia sẻ với tất cả mọi người nhưng lại thấy quá phiền khi phải đem nó đi kể với từng người, blog sẽ là phương tiện hữu hiệu để bạn truyền tải điều đó một cách nhanh gọn và hiệu quả.

 

Blog còn là nơi lưu giữ kỷ niệm. Nếu có lúc nào buồn chán, cuộc đời u ám, thì đọc lại những niềm vui nho nhỏ đã qua, sẽ thấy đó chính là những đốm lửa nhỏ giữ cho bếp luôn cháy mãi. Nó sẽ giúp bạn cố thêm một chút, tiến thêm một vài bước chân, để tiếp nối hành trình của mình.

 

 

Tìm kiếm sự giúp đỡ

 

Nếu nỗi nhớ nhà trở nên nhiều đến mức gây “khó chịu” thì bạn hãy thử kể điều đó đến một ai đó thử xem. Hầu hết các trường Đại học sẽ có dịch vụ tư vấn để bạn có thể tìm kiếm những lời khuyên và hỗ trợ mỗi khi cần.

Nếu bạn đã có trước đó các biểu hiện về sự lo âu quá mức hay trầm cảm thì nỗi nhớ nhà có thể là yếu tố dẫn đến tình trạng này quay trở lại. Lúc này bạn nên tìm đến và tâm sự với một ai đó để có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng hiện tại. Hãy cố gắng theo dõi và lắng nghe cảm xúc của bạn thường xuyên để tìm ra cách giải quyết nhé.

 

 

Giữ một số nỗi buồn cho riêng mình


Không thể phủ nhận, khi buồn ai cũng muốn được chia sẻ. Thế nhưng những gì bạn phải trải qua khi đi du học, người nhà hay bạn bè không ở trong hoàn cảnh ấy sẽ không thể hiểu hết được tường tận. Bởi vậy, có những nỗi buồn nho nhỏ hàng ngày bạn nên giữ cho riêng mình và tự tìm cách giải quyết. Vì dù có nói ra, chưa chắc đã giúp ích được gì, ngược lại càng làm người thân lo lắng hơn.

 

Trong một số trường hợp, khi bạn kể cho ai đó ở nhà, người ấy sẽ mãi lấn cấn về việc bạn buồn bã ở nơi xa và lo lắng cho bạn trong khi sự thật là bạn chỉ buồn lúc kể chuyện thôi và nó đã qua rồi.

 

Có rất nhiều những chuyện nhỏ nhặt trong ngày bạn không thể kể hết cho mọi người, bởi vậy mọi người chẳng thể hình dung chính xác được cuộc sống bên này của bạn như thế nào. Bạn sẽ nhận được những lời khuyên theo kiểu “Sao không thử thế này…”, “Hãy làm thế này đi…” nhưng lại chẳng cảm thấy thoả mãn mà chỉ thêm bực dọc. Đừng trách họ, bởi người ta không ở trong hoàn cảnh của bạn để hiểu được.

 

 

Hãy mở rộng tâm hồn để đón nhận trải nghiệm mới


Khi mới bắt đầu đi học, những nỗi buồn và sự bỡ ngỡ ban đầu sẽ khiến bạn cảm thấy thời gian sao mà dài lê thê, luôn tự hỏi bao giờ mới đến dịp được trở về nhà. Thế nhưng sự thật là cuộc đời rất dài, và quãng thời gian du học chỉ là một phần nhỏ xíu trong đó. Dù muốn hay không, rồi nó cũng sẽ kết thúc.

 

Không phải ai cũng có cơ hội được du học, được trải nghiệm những điều mới mẻ như bạn đang có. Đừng cứ luôn nhớ nhung những điều ở nhà khi đang du học, để rồi đến khi thật sự trở về lại tỏ ra hoài niệm thời gian được thoả sức trải nghiệm ở ngoài kia, tự trách móc bản thân sao mình không làm tốt hơn.

 

 

Đọc thêm: 
 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Du học trao đổi văn hóa với Tổ chức YFU

Tin tức khác

Dựa theo tiêu chí nào để định hướng nghề nghiệp tốt cho tương lai
Môi trường lý tưởng giúp bạn phát triển tốt tiếng Anh
Các mức trình độ tiếng Anh theo chứng chỉ ELTiS
Ngày Quốc tế Nụ cười là ngày nào?
Ngày Nhà giáo Thế giới
Lợi ích khi học tiếng Đức
10 điều thú vị về ngôn ngữ trên thế giới
Những điều lưu ý khi tham gia lễ hội Oktoberfest
Top những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới
Ngày Quốc tế Dịch thuật là ngày nào?

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam