Việc đi du học của các bạn trẻ ngày nay không thể tránh khỏi những cú sốc văn hóa trong việc hòa nhập với môi trường đa quốc tịch và đa văn hóa như nước Mỹ, Úc, Canada… Nhiều bạn học sinh cảm thấy hoảng sợ vì những thứ không bình thường xung quanh mình, có những bạn cảm thấy quá khó khăn để hòa nhập ngôn ngữ từ các quốc gia khác nhau,…

 

Shock văn hóa là trạng thái bất an mà một người cảm thấy khi được đặt vào một môi trường văn hóa khác với môi trường văn hóa quen thuộc của mình. Đây chính mà trở ngại lớn mà mọi du học sinh phải vượt qua khi đặt chân đến đất nước mà họ du học. Nếu không vượt qua được, toàn bộ quá trình học sau đó sẽ bị ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, việc Shock văn hóa hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi đi du học cũng như tự tin, cởi mở hơn để hòa nhập với văn hóa quốc gia khác.

 

Một vài những biểu hiện của tình trạng Shock văn hóa khi đi du học bạn cần biết:

 

  • Nhạy cảm quá mức tới sự thay đổi thể chất nhỏ
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
  • Luôn có suy nghĩ muốn trở về nhà 
  • Thay đổi tâm trạng thất thường: giận dữ, khó chịu, thích ở một mình
  • Thiếu tự tin, ngại giao tiếp
  • Không thể tự giải quyết các vấn đề phát sinh cơ bản

 

Hầu hết các du học sinh khi mới đi du học đều phải trải qua những tình trạng trên. Nếu bạn có thể vững vàng vượt qua, thì những cú “Shock văn hoá” khi du học thường sẽ không còn là vấn đề và ngược lại có thể giúp bạn hiểu rõ hơn, cũng như vượt qua được những giới hạn của bản thân.

 

 

Các giai đoạn của quá trình sốc văn hóa

 

Theo các chuyên gia tâm lý đã phân tích, hầu hết, tất các bạn du học sinh đều phải trải qua 4 giai đoạn sau:

 

Giai đoạn 1: Thích thú


Đây là giai đoạn bạn sẽ nhìn thế giới bằng cặp mắt kính màu hồng. Bạn sẽ vô cùng phấn khởi và hào hứng với chuyến đi.

Mọi thứ thật tuyệt vời, đẹp đẽ, mơ mộng và bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng. Bạn sẵn sàng khám phá, cũng như học hỏi những điều thú vị đang diễn ra. Giai đoạn ngọt ngào này quá tuyệt vời với tất cả mọi thứ.

 

Giai đoạn 2: Khủng hoảng

 

Sau khoảng thời gian khám phá nhiều điều thú vị, mới mẻ ở nước ngoài, bạn sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn nghiêm trọng và dễ gây “sốc” nhất. Thói quen sinh hoạt, giờ giấc, khác biệt văn hóa, hay áp lực về học tập đè nén.

 

Lúc này sẽ dễ khiến cho bạn cảm thấy choáng ngợp và muốn từ bỏ mọi thứ. Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn nhất, đòi hỏi bạn phải có tính bền bỉ và ý chí kiên cường để vượt qua.

 

Giai đoạn 3: Điều chỉnh

 

Khi bước qua giai đoạn khủng hoảng, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn điều chỉnh. Đây là giai đoạn bạn đã quen, thích nghi dần với văn hóa, giờ giấc và các phong tục tập quán ở nước ngoài.

Cảm giác lạc lõng vơi dần đi vì bạn đã biết điều chỉnh bản thân để phù hợp hơn với môi trường sống và học tập tại đất khách quê người.

 

Giai đoạn 4: Chấp nhận

 

Và giai đoạn cuối cùng cũng đến, lúc này bạn đã chấp nhận được mọi thức. Lúc này bạn đã bắt đầu tham gia các hoạt động ngoại khóa và các công việc tình nguyện xã hội. Con người bạn đã trở nên tự tin hơn, đã thích nghi được với văn hóa bản địa. Đặc biệt bạn đã sẵn sàng hòa nhập vào cuộc sống mới trên vùng đất mới.

 

 

Phương pháp vượt qua cú “Shock văn hóa” khi du học

 

Nếu như bạn đang gặp vấn đề về tình trạng "shock văn hóa" khi đi du học, hãy tham khảo một số mẹo sau đây:

 

  • Giữ vững tư tưởng của mình! Luôn tự nhắc nhở bản thân lý do tại sao bạn thực sự ở đây, là để tiếp thu một nền giáo dục cao cấp, là để có nhiều cơ hội  tốt hơn trong tương lai... Và nhấn mạnh việc đi du học là hoàn toàn bình thường.

 

  • Hãy thực tế và mở lòng! Mọi người ở môi trường mới sẽ có cách suy nghĩ và hành vi ứng xử khác với môi trường ở quê nhà. Bạn nên đặt suy nghĩ của mình trên một diện rộng hơn là chỉ dựa vào đánh giá cá nhân. Bạn nên hiểu rằng văn hóa có sự tác động to lớn lên cá tính mỗi người. Học và làm việc trong môi trường quốc tế là một trải nghiệm tuyệt vời giúp bạn hiểu và trân trọng sự khác biệt về màu da, văn hóa, lối sống... Hãy tìm hiểu trước thật kỹ về văn hoá của đất nước mà bạn sắp đến du học.

 

  • Giữ liên lạc với bạn bè & gia đình và hãy tìm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh khi bạn cần! Duy trì liên lạc với nhóm đồng hương của bạn cũng như với các sinh viên địa phương. Có những người sẽ sẵn sàng giúp bạn như bạn bè/người thân qua điện thoại/Skype chat... và gần nhất là các nhà tư vấn sinh viên quốc tế của chính ngôi trường bạn. Hầu như các trường đại học tiêu chuẩn nào cũng có bộ phận tư vấn và giúp đỡ sinh viên quốc tế hòa nhập và giải quyết các vấn đề học tập cũng như cá nhân. Đây là cơ hội cho bạn để lớn lớn và chứng tỏ với bản thân cùng những người thân yêu rằng bạn là một cá nhân đầy nỗ lực. 

 

  • Lạc quan, vui vẻ! Học cách trang trí nhà cửa, phòng ở bao quanh bạn với những vật dụng quen thuộc như ở nhà, chẳng hạn như những tấm ảnh, đồ trang trí,… Giữ chế độ ăn uống lành mạnh và ăn những món ăn quen thuộc hàng ngày như ở Việt Nam. Tìm kiếm các hoạt động tập thể có thể giúp bạn làm quen với các sinh viên khác, cũng như những người cùng sở thích với bạn. Tập thể dục thường xuyên và lên kế hoạch hoạt động thể chất thường ngày để tránh trầm cảm.

 

 

Đọc thêm: 
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
 
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
 yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org

Tin tức khác

Nên học thêm ngôn ngữ nào ngoài tiếng Anh?
Các loại bánh nổi tiếng của Pháp
Nét đặc trưng ở quán ăn và nhà hàng tại Pháp
Tìm kiếm Gia đình bảo trợ cho học sinh Pháp đến VN trao đổi văn hóa
Học tiếng Pháp cần chuẩn bị những gì?
Ẩm thực đặc sắc vùng đất Nam Mỹ
Những điệu nhảy nổi tiếng ở vùng đất Nam Mỹ
Các mức độ trong khung tham chiếu chứng chỉ Tiếng Tây Ban Nha
Các loại chứng chỉ tiếng Tây Ban Nha
So sánh tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha

Địa chỉ: Số 22 Hoàng Diệu, P. 13, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 307 9523

Hotline: 090 370 9523

Email: info@yfuvietnam.org

Copyright © 2021 Youth For Understanding Vietnam